Các kênh phân phối đồ nội thất tại thị trường EU (Phần 2)

Tháng Bảy 18 03:54 2018

Bạn đang theo dõi phần 2 của loạt bài “Các kênh phân phối đồ nội thất tại thị trường EU”, để theo dõi phần 1 vui lòng nhấn vào đây

Một số vấn đề về chuỗi phân phối đồ nội thất liên quan đến nhà sản xuất:

– Liên kết dọc các nhà sản xuất

Theo cách liên kết này, các nhà sản xuất thay vì sử dụng các nhà bán lẻ lại bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng của mình. Một ví dụ là thương hiệu đơn hoặc cửa hàng của hãng sản xuất (như Trung tâm thiết kế Leolux, Ligne Roset, Sofa Workshop Direct, Classic Choice) – chỉ bán đồ nội thất và quảng bá hình ảnh thương hiệu của một hãng. Hầu hết các cửa hàng đều có bộ phận thiết kế theo yêu cầu của người mua. Một ví dụ nữa về liên kết dọc là hệ thống cửa hàng của hãng sản xuất – nơi chuyên bán các mẫu thiết kế cũ với giá rẻ.

– Các cửa hàng được trang trí bắt mắt hơn và chủng loại sản phẩm được bày bán ngày càng đa dạng hơn

Dưới tác động ngày càng tăng của các mẫu mã đồ nội thất, các cửa hàng nội thất phải thay đổi chủng loại thương xuyên hơn nhằm tạo cho cửa hàng một nét sáng tạo riêng. Các mẫu mã thiết kế mới được kết hợp với nhiều loại phụ kiện, tạo ra một quan niệm nội thất tổng thể. Nhà sản xuất cần phải nhận thức được quan niệm này. Ngày nay, nội thất của các cửa hàng thu hút nhiều nhóm người tiêu dùng mục tiêu hơn, từ nhóm tiêu dùng cổ điển đến nhóm tiêu dùng hiện đại.

Hình minh họa từ internet

6. Cửa hàng của hãng sản xuất

Cửa hàng của hàng sản xuất là một ví dụ điển hình cho chuỗi liên kết dọc giữa các nhà sản xuất, chuyên bán hàng nội thất hết mốt trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Do chưa có khung pháp lý chung, nên kênh phân phối hiện đang là mối đe dọa cho các nhà bán lẻ, đặc biệt là tại Ý, Bồ Đào Nha và Bỉ.

7. Các nhà bán lẻ chuyên đồ nội thất

Hệ thống bán lẻ khá đa dạng và được phân loại theo nhóm hàng (ví dụ như chuyên bán lẻ nội thất phòng ngủ hoặc phòng bếp) và theo quốc gia. Các chuỗi cửa hàng với hệ thống phòng trưng bày lớn hiện đang hoạt động khá hiệu quả tại các nước thuộc Trung và Bắc Âu, trong khi các cửa hàng độc lập với hệ thống phòng trưng bày nhỏ lại phổ biến tại Ý, Tây Ban Nha và một nước thành viên mới của EU.

Năm 2007, có khoảng 130.000 cửa hàng bán lẻ chuyên đồ nội thất hoạt động tại EU, với hơn 480.000 người lao động. Hoạt động bán lẻ hiện đang ngày đa dạng hóa hơn với nhiều loại hình cửa hàng bán lẻ mới từ kiểu hoạt động dữ trữ một số mẫu thiết kế đặc biệt trong kho cho đến kiểu cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm có đi kèm phụ kiện trang trí.

7.1. Chuỗi cửa hàng

Chuỗi cửa hàng hoạt động khá phổ biến tại Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Đức. Hầu hết các chuỗi cửa hàng đều bày bán những mẫu mã nội thất đạt tiêu chuẩn, và thường nằm trên các trục phố lớn hoặt tại các trung tâm mua sắm ngoại ô. Do thường xuyên nhận được chiết khấu từ phái nhà cung cấp, các chuỗi cửa hàng có thể bán hàng với mức giá khá rẻ. Doanh thu của loại hình phân phối này chiếm khoảng 25% tổng doanh thu hàng nội thất tại EU.

Các chuỗi cửa hàng lớn như IKEA đều có cán bộ kinh doanh riêng, mua hàng từ khắp nơi trên thế giới. Tại nước xuất xứ, hầu hết người mua đều muốn khoảng cách giữa nhà sản xuất và nguồn nguyên liệu thô (như nông trại trồng mây tre) càng ngắn càng tốt. Trong trường hợp này, quản lý sản xuất tốt và kênh truyền thông càng ít cồng kềnh, thì việc sai lệch giữa các yêu cầu của người mua và sản phẩm cuối cùng càng được rút ngắn.

7.2. Các cửa hàng chuyên bán đồ nội thất độc lập

Tại hầu hết các nước thành viên EU, các cửa hàng nhỏ vẫn hoạt động khá hiệu quả. Các cửa hàng này phải liên tục tìm hiểu về xu hướng thời trang mới nhất, xem cái gì tác động tới các việc thay đổi mẫu mã thiết kế cũng như tìm cách để bán được nhiều hàng nhất. Các cửa hàng này cần phải tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng bằng cách cung cấp những lời khuyên và tư vấn cho người tiêu dùng.

Ngày nay, loại hình cửa hàng này phải đối mặt với nhiều vấn đề như việc người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn, hay sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nhà bán lẻ không chuyên và các cửa hàng bán đồ giảm giá. Để tạo nên sự khác biệt, họ luôn luôn tìm kiếm những nguồn cung cấp mới nhằm tạo ra những bộ sưu tập độc đáo đồng thời phải thay đổi thường xuyên các chủng loại hàng bán (thường là hơn 2 lần trong một năm).

7.3. Khu mua sắm hàng nội thất

Tại các nước Trung và Bắc Âu, hệ thống bán hàng nội thất được trang bị rất hiện đại, có cơ cấu tổ chức tốt và hiệu quả. Các khu nội thất với diện tích lớn hơn 10.000 m² thường có vị trí ở các trung tâm mua sắm ngoại ô. Hầu hết các khu mua sắm này thường hợp tác với các tập đoàn mua hàng hoặc chuỗi cửa hàng lớn. Loại hình phân phối này đã phổ biến tại Hà Lan được hơn 10 năm nay và lần đầu tiên xuất hiện tại Pháp năm 2006. Khu mua sắm tại Pháp có diện tích hơn 62.000, được bố trí ở 3 tầng với hơn 130 thương hiệu nội thất nổi tiếng trên thế giới.

8. Các nhà bán lẻ không chuyên

Doanh thu của các nhà bán lẻ không chuyên ngày càng tăng do (1) người tiêu dùng thường lựa chọn những nơi có thể vừa mua được hàng nội thất vừa mua được nhưng mặt hàng khác; (2) khả năng cung cấp hàng số lượng lớn với mức giá rất hấp dẫn.

8.1. Cửa hàng bách hóa

Đây là kênh phân phối khá quan trọng trong hoạt động mua bán hàng nội thất. Mặc dù cửa hàng bách hóa thuộc loại hình bán lẻ không chuyên nhưng khá nhiều trong đó thực tế lại rất chuyên nghiệp vì có nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Ví dụ như hệ thống German Karstadt có 90 cửa hàng, Kaufhof có 127 cửa hàng và The Spanish El Corte Inglés có 66 cửa hàng.

Một số cửa hàng bách hóa lớn khác có bán hàng nội thất có thể kể đến là Galleries Lafayette (Pháp), John Lewis (Anh), Coin (Ý) và Bijenkorf (Hà Lan).

8.2. Các cửa hàng tự phục vụ, đại siêu thị và cửa hàng giảm giá

Loại hình phân phối này có ảnh hưởng khá quan trọng tới hoạt động cạnh tranh về giá trên thị trường. Các cửa hàng này thường dự trữ một lượng hàng nội thất giá rẻ rất hạn chế nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới thị trường nếu xét về khoảng cách giữa phân đoạn hàng giá rẻ và hàng đắt tiền. Một số tổ chức bán lẻ lớn như Carréfour (Pháp), Metro và Aldi (Đức) và các chuỗi cửa hàng tự phục vụ đều đưa hoạt động sản xuất sang các nước có chi phí thấp nhằm tăng lợi nhuận biên của mình.

8.3. Đặt hàng qua thư hoặc qua mạng

Đặt hàng qua thư là một kênh phân phối bán hàng nội thất dễ lắp đặt quan trọng tại EU, tuy nhiên, với phân đoạn thị trường cao cấp thì kênh phân phối này không được sử dụng thường xuyên. Người tiêu dùng thích đến tận cửa hàng để xem và thử hàng, nhất là khi sản phẩm đó có giá trị cao. Điều này cũng đúng với hoạt động bán hàng trên mạng, vì phần lớn người sử dụng chỉ dùng Internet để so sánh giá cả mà các cửa hàng chào bán. (Hết)

[Để xem các tin bài khác về Thị trường EU, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 12/2009)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: