Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam (Phần 11)

Tháng Bảy 18 03:54 2018

Các bạn đang xem phần 11 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần 10 vui lòng nhấn vào đây.

Hoàng linh, Lim vàng

Hoàng linh hay Lim vàng có tên khoa học là Peltophorum dasyrachis, thuộc họ Leguminosae (Fabaceae). Cây phân bố chủ yếu tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, rừng thứ sinh, rừng rụng lá nhiệt đới ở các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Kiên Giang…

(Ảnh minh họa)

Cây gỗ lớn, cao 20 – 35m, đường kính 60 – 90cm. Thân tròn thẳng. Vỏ màu nâu xám. Khi còn non có lông tơ sau nhẵn, có nhiều đường vòng quanh thân. Khi già bong vẩy. Tán thưa, cành non phủ lông màu nâu gỉ sắt.

Cây thuộc loài cây ưa sáng nhẹ, tái sinh ở các lỗ trống nhiều ánh sáng. Loài cây trung sinh thiên về ưa ẩm đến chịu hạn, nơi đất màu mỡ tầng dày, ẩm. Cây ưa đất feralit từ các đá mẹ khác nhau.

Gỗ lõi màu nâu phân biệt với gỗ dác có màu xám trắng. Thớ gỗ khá thẳng. Mặt gỗ thô.

Tính chất cơ học

Gỗ Hoàng linh không bền tự nhiên, dễ bị mối, mọt nước và hà hại gỗ phá hoại.

Khả năng gia công

Gỗ Hoàng linh dễ gia công, thường sử dụng làm thùng, vại, ván sàn, nội thất, đồ chạm khắc hay dùng trong xây dựng tạm.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: