Chú giải các thuật ngữ liên quan đến vật liệu gỗ

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Rạn (checks): Vết nứt thớ gỗ theo chiều dọc nhưng không xuyên suốt hết tấm gỗ. Gỗ rạn là do ứng suất căng trong quá trình làm khô gỗ.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

Sâu (decay): Sự phân hủy chất gỗ do nấm (các thuật ngữ khác: mục, ruỗng).

Mật độ gỗ (density): Khối lượng trên một đơn vị thể tích. Các yếu tố có ảnh hưởng đến mật độ gỗ bao gồm: độ tuổi gỗ, tỉ lệ gỗ già, kích thước của tâm gỗ trong từng loại cây cụ thể.

Độ bền (durability): Khả năng gỗ chống lại sự tấn công của các bào tử nấm, sâu hại, côn trùng, sâu Bore biển.

Sự ổn định về kích thước (dimensional stability): Thuật ngữ dùng để chỉ thể tích của khối gỗ có biến đổi cùng với sự thay đổi độ ẩm của gỗ hay không (thuật ngữ khác: sự biến dạng khi khô).

Đốm hình (figure): Những họa tiết xuất hiện trên mặt gỗ do các vòng tuổi gỗ, các tia gỗ, mắt gỗ, những vân gỗ bất thường, chẳng hạn vân gỗ đan cài hoặc uốn sóng, và các đốm màu đặc biệt tạo nên.

Vân gỗ (grain): Chiều hướng, kích cỡ và cách sắp xếp, hình dạng hoặc chất lượng của các thớ gỗ trong một phách gỗ. Thuật ngữ: vân gỗ thẳng đứng để miêu tả phách gỗ trong đó các thớ gỗ và những vệt khác dọc theo phách gỗ được sắp xếp song song với trục của phách gỗ.

Vân gỗ Sồi đỏ Hoa Kỳ

Túi gôm/nhựa (Gum pocket): Những điểm quy tụ rất nhiều nhựa và gôm cây trong thân gỗ.

Độ cứng (hardness): Khả năng gỗ kháng lại các vết lõm và ma sát. Độ cứng được đo bằng Newton (N) và là lực cần thiết để ấn một quả bóng 11,3mm sâu vào trong thân gỗ đến đường kính quả bóng.

Gỗ cứng (hardwood) : Thuật ngữ dùng để chỉ gỗ của các loại cây lá rộng thường xanh, một năm thay lá hai lần (Angiosperms). Thuật ngữ này không có liên quan đến độ cứng thật sự của gỗ.

Tâm gỗ (heartwood): Các lớp gỗ phía trong của thân cây đang lớn, không chứa đựng tế bào gỗ đang phát triển. Nhìn chung, tâm gỗ sậm màu hơn dát gỗ, nhưng không phải bao giờ hai bộ phận này cũng phân biệt rõ ràng.

Suất đàn hồi (modulus of elasticity): Lực tưởng tượng để có thể kéo dãn một mảnh vật liệu gấp đôi chiều dài thực tế, hoặc nén lại còn một nửa chiều dài thực tế. Suất đàn hồi của từng loại gỗ được tính bằng Megapascan (Mpa-tương đương với N/m3) dựa vào các thử nghiệm trên những mảnh gỗ khô nhỏ.

Độ ẩm (MC (moisture content): Khối lượng nuớc chứa trong gỗ, độ ẩm được tính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng nước trong gỗ đã được sấy khô.

Vết đốm trong ruột cây (pith flecks): Các vết sọc trong ruột cây không sắp xếp theo quy tắc và có màu khác lạ, xuất hiện do côn trùng tấn công vào thân cây đang phát triển.

Dát gỗ (sapwood): lớp gỗ bên trong thân cây, giữa tâm gỗ và vỏ cây. Nhìn chung, dát gỗ nhạt màu hơn tâm gỗ và không có khả năng kháng sâu.

Co rút (shrinkage): Sự co lại của thớ gỗ do gỗ được sấy khô dưới điểm bảo hòa (thường vào khoảng 25 -27% MC) được tính bằng tỷ lệ phần trăm kích thước của gỗ khi còn tươi.

Trọng lượng riêng (specific gravity): Khối lượng tương đối của một chất so với khối lượng tương đối của thể tích nước tương đương với chất đó. Trọng lượng riêng của gỗ thường dựa trên thể tích gỗ khi còn tươi và khối lượng gỗ khi đã được sấy khô.

Nứt (split): Vết nứt của thớ gỗ xuyên suốt từ mặt bên này sang mặt bên kia của tấm gỗ (thuật ngữ khác: nứt đầu gỗ)

Nhuộm màu (stain): Sự thay đổi màu sắc tự nhiên của gỗ hoặc sự biến màu do vi sinh vật, kim loại hay hóa chất gây ra. Thuật ngữ này cũng chỉ các vật liệu dùng để tạo màu đặc biệt cho gỗ.

Mặt gỗ (texture): Được quyết định bởi kích thước tương đối và sự phân bố vân gỗ. Mặt gỗ có thể xếp vào loại thô (vân gỗ lớn), đẹp (vân gỗ nhỏ) hoặc trung bình (vân gỗ có kích thước đồng đều).

Cong vênh (warp): Sự méo mó của phách gỗ làm biến đổi hình dạng phẳng ban đầu, thường xảy ra trong quá trình làm khô gỗ. Các dạng cong vênh gồm: cong tròn, uốn cong, gập hình móc câu và xoắn lại.

Các dạng cong vênh của gỗ

Khối lượng (weight): khối lượng của gỗ khô phụ thuộc vào khoảng cách giữa các tế bào gỗ, nghĩa là tỷ lệ phần tử gỗ so với khoảng không. Chỉ số khối lượng của mỗi loại gỗ đựoc tính bằng kg/m3 khi độ ẩm đạt 12%.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ nguyên liệu”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo AHEC/ Hình ảnh được sưu tầm)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: