Hồ sơ thị trường Nhật Bản (Phần 3)

Tháng Bảy 18 03:55 2018

 Bạn đang theo dõi phần 3 của loạt bài “Hồ sơ thị trường Nhật Bản” theo dõi phần 2 vui lòng nhấn vào đây.

Phần 3. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

1. Quan hệ ngoại giao

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973

Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc Chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD).

Giai đoạn 1979-1990: Do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thoả thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Cămpuchia là điều kiện cho việc mở lại viện trợ; phối hợp với Hoa Kỳ và Phương Tây ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) cung cấp tài chính cho Việt Nam. Quan hệ chính trị rất hạn chế.

Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được tăng lên.

Hàng năm, hai nước đều có các cuộc gặp cấp cao. Lãnh đạo Nhật Bản thăm Việt Nam: các Thủ tướng Murayama (8/1994), Hashimoto (1/1997), Obuchi (12/1998), Koizumi (4/2002). Tháng 10/2004,Thủ tướng Koizumi dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội, Thủ tướng Abe thăm Việt Nam dự Cấp cao APEC (11/2006). Hoàng tử Nhật Bản Akishino thăm Việt Nam (6/1999), Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito (2/2009). 

Lãnh đạo Việt Nam thăm Nhật Bản: Tổng Bí thư Đỗ Mười (năm 1995), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (10/2002), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (4/1993), Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức năm 1999 và sau đó thăm làm việc 2001, 4/2003, 12/2003, 6/2004 và ghé thăm tháng 7/2005. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản; thăm và làm việc 5/2009, 11/2009. Tháng 11/2007, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ Việt-Nhật, Chủ tịchnước Nguyễn Minh Triết thăm Nhật Bản cấp nhà nước. Tháng 3/2008, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Nhật Bản. Tháng 9/2008, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt-Nhật Hồ Đức Việt thăm Nhật Bản, tham dự “Tuần lễ Việt Nam 2008 tại Nhật Bản”. Tháng 4/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Nhật Bản.11/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Nhật tham dự Hội nghị cấp cao APEC 18. 06/2011, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Nhật Bản. 11/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân thăm chính thức Nhật Bản. 

Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững”. Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Tiếp đó, trong chuyến thăm Nhật Bản cấp nhà nước 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”. Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản 4/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro nhất trí ra “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. 

Hai bên đã trao đổi Tuỳ viên quân sự, mở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (3/1997) và Fukuoka (tháng 4/2009). Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch, đến nay đã họp 3 phiên ( 5/2007 và 1/2010 tại Tokyo; 7/2008 tại Hà Nội). 

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OEDC giúp Việt Nam về kỹ thuật…); Hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có Liên Hợp Quốc (LHQ). 

Hình minh họa từ internet

Các Hiệp định đã ký giữa hai nước:

Các Hiệp định vay ODA hàng năm (từ 1992)
– Hiệp định Hàng không (5/1994)
– Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)
– Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)
– Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004)
– Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006)
– Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật VJEPA (25/12/2008).

Một số thoả thuận khác:
– Biên bản về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật (10/1996).
– Sáng kiến chung Việt – Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam (11/2003), giai đoạn hai (7/2006), giai đoạn 3 (6/2008).
– Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “vươn tới tầm cao mới của mối quan hệ đối tác bền vững” 7/2004.
– Tuyên bố chung về hợp tác IT Việt Nam-Nhật Bản (6/2004).
– Thoả thuận hợp tác giữa Học viện quan hệ quốc tế Việt Nam và Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản (2/2005).
– Tuyên bố chung hợp tác du lịch giữa Tổng cục du lịch và Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng và
Vận tải Nhật Bản 4/2005.
– Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” 10/2006.

2. Quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại

Về quan hệ kinh tế:

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

– Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, than đá, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; vải các loại; linh kiện ôtô; nguyên liệu dệt, da…

– Về thương mại: Quý I/2010, kim ngạch thương mại hai nước đạt 3,52 tỷ USD. Năm 2008, đạt 16,78 tỷ USD (vượt mục tiêu đạt 15 tỷ vào năm 2010 nêu trong Tuyên bố chung Việt-Nhật (10/2006); năm 2009 giảm xuống mức 13,76 tỷ USD do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam).

– Về Đầu tư trực tiếp FDI Nhật Bản vào Việt Nam, tính đến 20/4/2010, Nhật Bản có 1.211 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký  1719,34 tỷ USD, đứng thứ 3/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, sau Đài Loan, Hàn Quốc. Riêng năm 2010, tính đến ngày 20/5/2010, có 34 dự án mới với tổng số vốn 1,1 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Hà Lan, Hàn Quốc trong số 36 quốc gia (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ KH&ĐT).

– Từ tháng 6/2008, hai bên đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt – Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông – Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà nội và TP. Hồ Chí Minh…

– Viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã cam kết khoảng 16 tỷ USD ODA cho Việt Nam, trong đó tài khóa 2009 (khoản vay Yên) đạt145,613 tỷ Yên cao nhất từ trước đến nay, tỷ lệ giải ngân : 13,8%.

Hai nước đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Hai bên lập Diễn đàn trao đổi thông tin về quy chế kinh tế thị trường tại Việt Nam, đã họp lần đầu tiên nhân cuộc họp Uỷ ban Hợp tác Việt-Nhật lần thứ 3 tại Tokyo (1/2010).

Trải qua gần 35 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực, bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. 

Năm 1992, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên trên thế giới nối lại viện trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 10/2006, hai bên đã ký Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” và đạt được một loạt thỏa thuận quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. 

Chính giới và doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng việc tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng ở Đông  18Nam Á, ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam thông qua viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm giúp phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về ODA, thương mại và đầu tư. Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam liên tục tăng và quy mô các dự án ngày càng lớn.

Tính đến hết tháng 9/2011, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Nhật Bản đạt 14,9 tỷ USD. Kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã tăng 24% trong năm 2010, lên tới mức 16 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức này vào năm 2020.

Từ năm 2010 tới nay, dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai trong nước và ảnh hưởng kinh tế do lũ lụt tại Thái Lan, Nhật Bản đến nay vẫn là nước cấp viện ODA lớn nhất cho Việt Nam. 

ODA và dòng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản hiện diện trong các dự án cơ sở hạ tầng, kinh tế lớn ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2011, Nhật Bản có 1.572 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 22 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong 9 tháng năm 2011 đạt 7,481 tỷ USD. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 7,422 tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Tiềm năng các mặt hàng có thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản là: Dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, dây cáp điện,…

Hiện tôm và mực là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Nhật Bản rất lớn (khoảng 1,9 tỷ USD/năm). Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 894,1 triệu USD. Tính đến hết tháng 9 năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 672,3 triệu USD.

Bên cạnh thủy sản, thì mặt hàng gỗ cũng rất tiềm năng. Hiện mặt hàng này đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, chiếm 8,3% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật đạt 355,4 triệu USD. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng  21này đã đạt 454,6 triệu USD. Tính đến hết tháng 9/2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 416,1 triệu USD.

Hiện nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất, ngoại thất của Nhật Bản là hơn 2,2 tỷ USD/năm. Cách đây hơn 5 năm, hàng đồ gỗ nội thất chủ yếu do các công ty trong nước Nhật cung cấp. Tuy nhiên, gần đây do nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt, đồng thời, chi phí nhân công của Nhật Bản quá cao, Nhật Bản đang chuyển hướng sang nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ các nước khác. Đây là điểm thuận lợi để các DN xuất khẩu đồ gỗ của ta tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào các năm sau này.

Mặc dù còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn song dệt may cũng được đánh giá là mặt hàng triển vọng để ta xuất khẩu sang Nhật. Hiện nhập khẩu chiếm 60% tổng tiêu thụ tại Nhật với khoảng 20 tỷ USD/năm, trong đó hàng dệt kim chiếm 37,8%, hàng dệt thoi 51,4%, còn lại là các mặt hàng khác. Về sức mua của thị trường Nhật, nói chung đã bão hoà, không có nhân tố tăng trưởng lớn và mang tính đột biến. Tuy nhiên, về cơ cấu thị trường đang có xu hướng chuyển sang có lợi cho hàng chất lượng trung bình, giá cả vừa phải của các nước châu Á. Các mặt hàng dệt may chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là áo jacket, áo khoác, áo thun, kimono, quần áo thể thao, đồ lót, áo sơ mi, khăn bông, trong đó chủ yếu là hàng dệt thoi (chiếm 66%). Sau đợt giảm mạnh trong các năm 2002, 2003 (do các DN ta tập trung làm hàng xuất khẩu sang Mỹ, hàng Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh tại Nhật, và nhu cầu nhập khẩu dệt may của Nhật giảm), kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật hiện đang phục hồi. Năm 2007 đạt khoảng 704 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2006, chiếm khoảng 2,8% thị phần hàng dệt may nhập khẩu của Nhật. Năm 2010 giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật đạt 1,154 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt trên 1,2 tỷ USD.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ (đặc biệt là mây tre, tơ tằm, gỗ khảm dát)…những năm trước đây kim ngạch xuất khẩu có xu hướng chững lại do hàng của Việt Nam nghèo nàn về mẫu mã và giá cả kém cạnh tranh so với Indonesia, Thái Lan, Philippines và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bắt đầu khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng của người Nhật tăng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã cải thiện khâu thiết kế mẫu, đổi mới kết phối nhiều nguyên liệu trên một sản phẩm làm tăng giá trị của 1 sản phẩm và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản chủ yếu là các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước như: Máy móc thiết bị phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính & linh kiện, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu thuốc lá, sắt thép các loại,… 

3. Hợp tác đầu tư và hợp tác phát triển

Từ tháng 6/2008, hai bên đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt – Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông – Tây cũng như hợp tác  22trong GMS, nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà nội và TP. Hồ Chí Minh…

Viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, NB đã cam kết khoảng 16 tỷ USD ODA cho Việt Nam, trong đó tài khóa 2009 (khoản vay Yên) đạt145,613 tỷ Yên cao nhất từ trước đến nay, tỷ lệ giải ngân : 13,8%. 

Mặc dù gặp khó khăn nhất định do thảm họa sóng thần và sự cố điện hạt nhân, chính phủ Nhật Bản vẫn cam kết không cắt giảm viện trợ ODA do coi trọng việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản trong khu vực. Điều đó cũng có nghĩa, khoản viện trợ ODA 150 tỉ yên Nhật, tương đương 1,8 USD trong năm tài khóa 2010 sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2011 này. 

Hình minh họa từ internet

Trung bình mỗi năm Việt Nam có dành 20-25 tỷ yên trả nợ ODA cho Nhật Bản. ODA của NB viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể là:
• Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế
• Xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực
• Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn
• Phát triển giáo dục và đào tạo y tế
• Bảo vệ môi trường

Hai nước đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) ngày 25/12/2008, có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Hình minh họa từ internet

Hai bên lập Diễn đàn trao đổi thông tin về quy chế kinh tế thị trường tại Việt Nam, đã họp lần đầu tiên nhân cuộc họp Uỷ ban Hợp tác Việt-Nhật lần thứ 3 tại Tokyo (1/2010).

Về hợp tác lao động 

NB là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam. Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang NB. Năm 2004, Việt Nam đã lập Văn phòng quản lý lao động tại Tokyo. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, số lượng tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chỉ đạt khoảng 6.150 người (giảm 7,8% so với năm 2008).

Về văn hoá – giáo dục

– Về văn hoá thông tin: NB có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.

Hai bên đã lập Ủy ban chuyên gia Việt-Nhật về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long và họp phiên đầu tiên (3/2007). Hai bên cũng đã cử nhiều đoàn sang thăm, làm việc, biểu diễn nghệ thuật, tham dự triển lãm, liên hoan phim, tổ chức Lễ hội tại mỗi nước. Nhật Bản đã thành lập Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (3/2008).

– Về giáo dục đào tạo: Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, NB là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục tăng học bổng cho Việt Nam trong 3 năm tới.

Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Huế và Đà Nẵng. Nhật Bản đang triển khai kế hoạch mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 năm, theo nhiều chương trình trong đó bao gồm cả chương trình dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3.

Về du lịch

Nhật Bản luôn nằm trong số 5 nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam, số khách du lịch Nhật Bản chiếm gần 10% tổng lượng khách vào Việt Nam. Hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt – Nhật (4/2005) tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lượng khách du lịch Nhật Bản sang Việt Nam đạt 359.231 lượt khách (giảm 8,6% so với năm 2008). Hiện tại NB vẫn là một trong 3 thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng của năm 2011, Việt Nam đã thu hút gần 381.000 du khách Nhật.

Từ tháng 1/1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người NB đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước Việt Nam và NB mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực hiện từ 1/5/2005.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Nhật Bản”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 02/2012)

Bình luận hay chia sẻ thông tin