Quan hệ hợp tác Việt Nam – Vương quốc Anh (Phần 2)

Tháng Bảy 19 03:55 2018

Các bạn đang theo dõi phần 2 của loạt bài “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Vương quốc Anh”, để xem phần 1, vui lòng nhấn vào đây.

3. Hợp tác đầu tư

Đầu tư của Anh tại Việt Nam: Các công ty Anh vào Việt Nam sớm (1988-89) nhưng thời gian đầu chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí (70% tổng đầu tư). Cho đến nay, đầu tư của Anh đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới như ngân hàng, tài chính, công nghiệp chế tạo, dịch vụ, may mặc… Nhìn chung các dự án đầu tư của Anh có quy mô vừa và nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng với 7 dự án, tổng số vốn đầu tư là 715,6 triệu USD; tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 55 dự án, tổng vốn đăng ký là 714,4 triệu USD, chiếm 32,2% vốn đăng ký; đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 548 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 25,3% và các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm.

Các nhà đầu tư Anh có mặt tại 17 địa phương trong cả nước và trong các dự án dầu khí ngoài khơi. Dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư của Anh là các dự án dầu khí ngoài khơi với 712,6 triệu USD (chiếm 33%), tiếp theo là Đồng Nai có 10 dự án với tổng số vốn đăng ký là 598,17 triệu USD (chiếm 27,8%), còn lại là các địa phương khác. Ngày 1/8/2002, Việt Nam và Anh đã ký Hiệp định về Bảo hộ và Xúc tiến Đầu tư giữa 2 nước.

Tính đến hết tháng 11/2012, Anh có 162 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD (đứng thứ 3 trong các nước EU, sau Hà Lan và Pháp và đứng thứ 18/96 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam). Ngoài ra, các công ty Anh thuộc British Virgin Island đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn khoảng 3 tỷ đô-la. Nhân chuyến thăm Anh của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (9-11/3/2010), hai bên đã ra Tuyên bố chung về phát triển mô hình Hợp tác Công – Tư tại Việt Nam, nhất là trong thu hút đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở tại Việt Nam trong thời gian tới.

Các công ty lớn có mặt tại Việt Nam: Công ty dầu khí BP, nhôm BHP Billiton, động cơ máy bay Rolls-Royce, viễn thông Vodafone, vận tải P&O, hoá chất dược GlaxoSmithKline, các ngân hàng HSBC, Standard Chartered, bảo hiểm Prudential. Ngân hàng Standard Chartered Bank và Ngân hàng HSBC là hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Đầu tư của Việt Nam sang Anh: Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 2 dự án đầu tư sang Anh với tổng vốn đầu tư là 500.000 USD. Trong đó có 1 dự án trong lĩnh vực dịch vụ của Cty Vải Thuận Kiều để trưng bày và quảng bá sản phẩm Việt Nam và Liên hiệp Hàng hải Việt Nam đầu tư làm dịch vụ đại lý Hàng hải; 1 dự án của Công ty Đầu tư và phát triển chè mở đại lý tiêu thụ chè tại London.

4. Hợp tác phát triển

Năm 1994, Chính phủ Anh bắt đầu chính thức cung cấp ODA cho Việt Nam, bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại về hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng ưu đãi.

Tháng 8/1999, Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) đã thiết lập Văn phòng Hỗ trợ Chương trình Việt Nam (PSO) tại Hà Nội, nay gọi là Văn phòng DFID Việt Nam. Giai đoạn 1992-1998, Anh đã viện trợ không hoàn lại khoảng 24 triệu Euro cho 20 dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực giao thông, vận tải, năng lượng, dầu khí, xây dựng, giáo dục… Cho đến nay, các dự án này đã được thực hiện xong và có nhiều đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của ta trong các lĩnh vực trên.

Từ năm 1999 cho đến nay, DFID chuyển từ tiếp cận theo dự án sang tiếp cận theo chương trình ngành hoặc lĩnh vực trong khuôn khổ phát triển toàn diện (CDF). Do vậy, DFID không xây dựng các dự án hợp tác song phương theo cách làm truyền thống, mà sử dụng hình thức đồng tài trợ hoặc uỷ thác để tham gia tài trợ cho các chương trình/dự án có ưu tiên cao tại Việt Nam nhằm giảm chi phí giao dịch cho Việt Nam và khuyến khích sự phối hợp trong các nỗ lực tập thể giữa các nhà tài trợ với Việt Nam. DFID chủ trương tăng viện trợ không hoàn lại cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngân sách viện trợ phát triển Chính phủ Anh dành cho Việt Nam năm tài khóa 2003/2004 là 26 triệu bảngAnh, năm 2004-2005 là 37 triệu bảng, năm 2005/2006 là 60 triệu bảng.

Ngày 19/9/2006, hai bên ký Thỏa thuận về Quan hệ đối tác phát triển giữa hai nước giai đoạn 2006-2015. Với Thỏa thuận này, Chính phủ Anh sẽ viện trợ không hoàn lại cho Vệt Nam 250 triệu Bảng Anh trong giai đoạn 2006-2010 (bình quân 50 triệu bảng/năm), rong đó dành khoảng 70% ngân sách để hỗ trợ cho các Chương trình liên quan đến giảm ghèo của Việt Nam. Phần còn lại dành cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, nước sạch và vệ inh nông thôn, phòng chống tham nhũng. Với việc hai nước ký Thoả thuận Quan hệ đối ác phát triển giữa Việt Nam và Anh giai đoạn 2006-2015, Anh là nhà tài trợ ODA song hương đầu tiên và đến nay cũng là duy nhất ký Thỏa thuận hợp tác phát triển dài hạn trong 10 năm với Việt Nam.

Thoả thuận có các mục tiêu tổng quát sau:
– Tăng trưởng có lợi cho giảm nghèo và đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
– Tăng cường công tác quản lý tài chính và trách nhiệm giải trình của nhà nước trước người dân, chống tham nhũng nhằm bảo đảm các nguồn vốn công ích được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
– Tôn trọng các thoả ước nhân quyền về quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

Ngoài cung cấp ODA theo các chương trình, DFID còn cung cấp các khoản viện trợ phi dự án nhằm giúp Việt Nam thanh toán các khoản nợ quốc tế để tập trung nguồn lực tài chính cho việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội trong nước. Cụ thể: Ngày 22/2/2005, Chính phủ Anh thông quasáng kiến giảm nợ đa phương, tuyên bố sẽ trả nợ thay cho Chính phủ Việt Nam 10% nợ đến hạn của các khoản vay Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB trong thời gian 2005-2015 (khoảng 90 triệu USD). Đây là sáng kiến của Anh nhằm vận động các nước G8 và các nhà tài trợ khác cùng tham gia sáng kiến này để tạo điều kiện cho Việt Nam tập trung nguồn lực hơn nữa cho Chương trình XĐGN đang được thực hiện thành công. Ngày 22/11/2007, DFID đã thông báo việc Chính phủ Anh viện trợ không hoàn lại 100 triệu Bảng Anh giai đoạn 2007-2011 cho Chương trìnhPRSC với phương thức chuyển trực tiếp cho Chính phủ Việt Nam, không thông qua WBđể tiết kiệm chi phí quản lý. Tháng 10/2008, Chính phủ đã phê duyệt Thoả thuận giữa ViệtNam và Anh về việc Chính phủ Anh tài trợ cho PRSC 7-10 (2008-2011) với tổng kinh phí là 80 triệu Bảng Anh. Ngày 25/1/2010, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đại diện DFID đã ký Văn bản tài trợ 17 triệu Bảng Anh cho Chương trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trong giai đoạn 2010-2013.Tháng 8/2010, Việt Nam và Anh đã họp đánh giá giữa kỳ thực hiện Thỏa thuận về Quan hệ đối tác phát triển giai đoạn 2006-2015.

Tháng 5/2011, hai bên ký Văn bản điều chỉnh bổ sung Thỏa thuận Đối tác phát triển Việt Nam – Anh giai đoạn 2011-2016. Tại Văn bản điều chỉnh này, Anh cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 70 triệu bảng Anh trong giai đoạn 2011 – 2015, mức độcho năm 2016 sẽ được xác định sau. Trong đó, viện trợ của Anh được ưu tiên tập trung hỗ trợ giúp Việt Nam đạt được: các mục tiêu Thiên niên kỷ về Giáo dục tiểu học,HIV/AIDS; kết hợp các Chương trình vệ sinh môi trường, tăng trưởng có lợi cho tất cảcác đối tượng; quản trị nhà nước và biến đổi khí hậu.

Hiện Anh là nhà tài trợ điều phối trong lĩnh vực phòng chống tham những tại Việt Nam (thay cho Thụy Điển).

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo Vietrade – 2013)

Bình luận hay chia sẻ thông tin