Tìm hiểu thị trường đồ nội thất Đức

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Tìm hiểu thị trường đồ nội thất Đức  

Xu hướng sử dụng bàn và ghế bị chi phối rất nhiều bởi xu hướng sử dụng các đồ gia dụng khác của người Đức. Người Đức thích để phòng ăn và phòng khách thật rộng và thông hai phòng với nhau. Vì thế, những nhà cung cấp nội thất phòng ăn còn phải quan tâm đến những hoạt động gì sẽ diễn ra trong phòng khách để thiết kế phòng ăn cho phù hợp.

Sự phát triển của công nghệ và thiết bị truyền thông khiến phòng khách trở thành một không gian vui chơi giải trí của người Đức. Khu vực để nhiều thiết bị điện tử được coi là trung tâm của một phòng khách hiện đại. Màn hình phẳng và hệ thống âm thanh vòm được treo rất gọn trên tường. Nếu năm 2004, chỉ 10% hộ gia đình có mảng hình phẳng thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 68%. Các bộ ghế sofa nhồi đệm hiện được sử dụng có rất nhiều công dụng, linh hoạt và tiện dụng như: có tay vịn, lưng tựa có thể điều chỉnh, chỗ để đồ uống và máy tính xách tay.

Các phòng dần dần được xếp ít đồ hơn, những chiếc tủ cồng kềnh, chất đầy đồ dần bị thay thế bởi những đồ dùng nhiều công dụng phù hợp với yêu cầu của chủ nhân căn nhà. Người tiêu dùng hiện nay nhận thức rõ tầm quan trọng của giấc ngủ nên đã chi nhiều hơn cho đồ nội thất phòng ngủ so với trước đây. Trước mọi người chỉ quan đến chất lượng tấm đệm nằm thì giờ họ còn để ý tới nhiều yếu tố khác, ví dụ giường dài và rộng hơn, có thêm khác phụ kiện như đèn đọc sách, kệ kê đầu giường. Tủ quần áo bây giờ cũng được lắp thêm đèn, có nhiều ngăn để đồ và thanh gỗ để treo quần áo.

Đồ nội thất màu trắng được ưa dùng nhất vì nó sẽ làm phòng rộng và ngăn nắp hơn. Xu hướng thị trường trở lại với những mấu thiết kế thập kỉ 80 – nội thất màu đen có mạ crôm. Các loại đồ trang trí nội thất hiện đại, có hình khối, mặt bàn siêu mỏng và đèn LED (điốt phát quang) cũng đang được người tiêu dùng Đức ưa chuộng.

Hình minh họa từ internet

Sản xuất

Tổng sản xuất
Năm 2007, tổng giá trị sản xuất đồ nội thất đạt 14.636 triệu euro, tăng bình quân 0,5%/năm tính từ năm 2003. Số liệu năm 2007 cho thấy hoạt động sản xuất đồ nội thất của Đức đang dần lấy lại được vị thế của mình tại EU bất chấp sự gia tăng cạnh tranh theo cơ chế thị trường và xu hướng nhập khẩu hàng giá rẻ. Hiện tại, Đức hiện là nước sản xuất đồ nội thất lớn thứ 2 tại EU, chỉ sau Italia.

Mặc dù nền kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển nhưng ngành sản xuất đồ nội thất của Đức vấn tiếp tục sử dụng nhiều lao động chân tay. Các nhà máy được xây dựng tập trung ở 3 khu vực chính là phía Bắc Rhine-Westphalia, Bavaria và Baden-Württemburg. Hiện tại, ngành sản xuất nội thất Đức đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do một số thị trường xuất khẩu chính đang gặp phải khủng hoảng kinh tế.

Theo cơ quan thống kê EU- Eurostat, giá trị sản xuất của từng loại hàng nội thất có tỷ lệ như sau: đồ dùng cho phòng ăn chiếm 35% (tương đương 5.122 triệu euro); phụ tùng 26% (tương đương 3.805 triệu euro) dùng cho phòng ngủ 15% (tương đương 2.195  triệu euro); đồ nội thất khác 13% (tương đương 1.902 triệu euro); dùng cho phòng khách 9% (tương đương 1.317 triệu euro); đồ nội thất không nhồi đệm 2% (tương đương 250 triệu euro) và đồ mây 1% (tương đương 140 triệu euro).

Hình minh họa từ internet

Những nhà sản xuất chính tại Đức
Schieder Gruppe: nhà sản xuất đồ nội thất lớn nhất tại Đức cũng như tại châu Âu với doanh số bán hàng hàng năm hơn 1 tỉ euro

Steinhoff: nổi tiếng sản xuất đồ bằng da
Welle: chuyên sản xuất hàng gia dụng và đồ văn phòng
Nolte: sản xuất nội thất phòng ngủ
Hülsta, Alno và Hukla và nhiều nhà sản xuất khác ta có thể tìm thấy tại website về     ngành gỗ của Đức

Xu hướng trong hoạt động sản xuất

Giá nguyên liệu tăng và sự phát triển nhanh chóng của các nhà bán lẻ nhờ cung cấp riêng lẻ từ loại hàng hóa thay vì bán cả bộ hoặc dịch vụ giao hàng nhanh đã buộc những nhà sản xuất lớn tại Đức phải quan tâm tới hoạt động bán lẻ nhằm kiểm soát chặt hơn giá bán cuối cùng sản phẩm của mình.

Xu hướng xuất khẩu các phụ tùng để lắp ráp tại nước ngoài như các nước Đông Âu và châu Á đang phát triển khá nhanh. Nhiều nhà sản xuất đã chuyển một số khâu sản xuất sang nước ngoài và tập trung nhiều hơn tới thiết kế, chất lượng và khâu hoàn thiện.

Cơ cấu giá

Tình trạng nhập khẩu hàng giá rẻ khiến cho lợi nhuận thu được từ chuỗi cung cấp của các doanh nghiệp không cao dẫn đến sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các nhà bán lẻ tại Đức. Rất nhiều nhà bán buôn và bán lẻ đã phải ngừng hoạt động sản xuất do những khó khăn của nền kinh tế.

Ở mỗi kênh phân phối, lợi nhuận và mức giá bán cũng khác nhau; cụ thể là bằng 2,6 đến 3,5 giá CIF. Bảng 1.2 mô tả số liệu lợi nhuận được tính theo % chênh lệch của giá bán tới tay người mua hàng trong chuỗi bán lẻ chứ không được tính theo %/ giá CIF.

Từ năm 2007, thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng gỗ nội ngoại thất tại Đức là 19% khiến cho giá bán lẻ mặt hàng này cao hơn trước. Nhìn chung, các nhà bán lẻ chuyên dụng độc lập sẽ có lợi nhuận cao hơn các nhà bán lẻ lớn, đặc biệt là các nhà bán lẻ không chuyên. Một số nhà bán lẻ kinh doanh qua mạng sẽ có mức % chênh lệch về giá thấp hơn vì họ không phải chịu nhiều chi phí hoạt động như các nhà bán lẻ truyền thống.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Đức”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 2009)

Bình luận hay chia sẻ thông tin