Tổng quan nền kinh tế Đức

Tháng Bảy 18 03:55 2018

1. Các thông tin cơ bản

– Tên nước: Cộng hòa Liên bang Đức
– Thủ đô: Berlin
– Quốc khánh: 03 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức)
– Diện tích: 357.022 km²
– Dân số: 81.305.856 người (7/2012)
– Khí hậu: Đức có khí hậu ôn đới, hơi biển, lạnh, ẩm cả vào mùa đông và mùa hè, thỉnh thoảng có gió nồm ấm vùng An-phơ.Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và áo ở phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải
– Ngôn ngữ: Tiếng Đức
– Tôn giáo: Đạo tin lành 34%, Thiên chúa giáo La Mã 34%, Hồi giáo 3.7%, khác và không tôn giáo 28.3%
– Đơn vị tiền tệ: Euro
– Múi giờ: GMT +1

2. Tổng quan

Hình minh họa từ internet

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đứng hàng thứ 5 thế giới trước kia của  Cộng hòa Liên bang Đức nay đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển chậm nhất trong khu vực Châu Âu. Giai đoạn 2001-2005  được coi là giai đoạn đình trệ của kinh tế Đức với chỉ số tăng trưởng trung bình 0.7% và tỉ lệ thất nghiệp khá cao, khoảng 8% vào cuối năm 2006.   Tuy nhiên Cộng hòa Liên bang Đức đã vực dậy nền kinh tế của mình trong những năm về sau với tốc độ tăng GDP năm 2009 là -5%, năm 2010 là 3,3%.

Sau khi tái thống nhất vào năm 1990, mức sống và thu nhập hàng năm ở các bang Tây Đức vẫn cao hơn đáng kể so với các bang Đông Đức. Sự hiện đại hóa và hội nhập của nền kinh tế Đông Đức tiếp tục là một quá trình dài và tốn kém với lượng tiền hàng năm chuyển từ tây sang đông ước tính gần 80 tỷ $. Tỉ lệ thất nghiệp chung liên tục giảm từ năm 2005 và đạt mức thấp nhất trong vòng 14 năm vào tháng 11 năm 2007 với 8,1%. Tỉ lệ thất nghiệp trong khoảng từ 6,7% tại Tây Đức cũ đến 13,4% tại Đông Đức cũ.

Để hiện đại hoá và hoà nhập nền kinh tế của miền đông nước Đức với miền tây, nước Cộng hòa Liên bang Đức mỗi năm phải tiêu tốn khoảng 80 tỷ USD. Việc tăng dân số cùng với nạn thất nghiệp đã khiến các khoản chi cho an ninh xã hội vượt quá mức đóng góp của công nhân. Cấu trúc của thị trường lao động bao gồm những người có việc làm và những người thất nghiệp hưởng trợ cấp của Nhà nước. Thất nghiệp vốn vẫn là vấn đề đau đầu của nước Đức. Các khoản thuế kinh doanh và thuế thu nhập đóng góp vào ngân sách quốc gia không đủ để bù đắp cho tình trạng nhập siêu và nạn thất nghiệp đang ngày một gia tăng.

Đức thực hiện đường lối “Kinh tế thị trường xã hội”. Nhà nước không can thiệp vào việc hình thành giá cả và lương bổng mà chỉ tạo điều kiện khung cho các qua trình kinh tế phát triển sao cho có hiệu quả cao và đảm bảo công bằng và ổn định xã hội.

Vấn đề cải cách ở Đức: Tình hình phát triển kinh tế hiện nay ở Đức đang gặp những khó khăn trở ngại rất lớn, hầu như là trì trệ. Nguyên nhân chính là các chính sách kinh tế không còn phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan hiện nay. Đức đã nhận thức được vấn đề này và đã đưa ra nhiều chương trình cải cách, phát triển xứng đáng với vai trò “đầu tàu” trong EU. Chương trình cải cách “Agenda 2010” đề ra mục tiêu: Tăng cường trung hạn và dài hạn tính năng động của kinh tế Đức, tạo việc làm,  hiện đại hóa các hệ thống xã hội để bảo đảm phát triển xã hội lâu bền.

3. Các ngành kinh tế mũi nhọn:

Hình minh họa từ internet

– Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử.

Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên, xương sống của kinh tế Đức là các công ty có quy mô vừa và nhỏ (thu hút khoảng 20 triệu lao động).

– Nông nghiệp: Phần lớn diện tích nước Đức dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2-3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Vùng bờ biển phía Bắc chuyên nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps tập trung chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức nằm trong số các nước sản xuất sữa, chế phẩm sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của EU.

– Dịch vụ: Phát triển mạnh trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào GDP. Frankfurt là trung tâm tài chính lớn nhất của Đức và cũng là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ 2 sau Mỹ), bao gồm 11.980km đường cao tốc và 41.386km đường liên tỉnh. Bên cạnh tài chính ngân hàng, Frankfurt cũng là trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu thế giới (năm 2011 sân bay Frankfurt chuyên chở 53 triệu lượt khách). Hệ thống giao thông đường thuỷ và đường biển có vị trí rất quan trọng đối với một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Đức. Hamburg là cảng biển lớn nhất Đức và cũng là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới.

4. Các chỉ số kinh tế

 

2010

2011

2012

GDP (ppp)

2,995 nghìn tỷ USD

3,101 nghìn tỷ USD

3,194 nghìn tỷ USD

Tăng trưởng GDP

 %

3,5 %

2,9 %

GDP theo đầu người (USD)

37.500

38.700

39.100

GDP theo ngành (2011) – Nông nghiệp: 0,8%
– Công nghiệp: 28,1%
– Dịch vụ: 71.1%
 
Lực lượng lao động  

43,35 triệu

43,54 triệu

Tỷ lệ thất nghiệp  

6,8%

5,7%

Tỷ lệ lạm phát  

1,1%

2,2%

Mặt hàng nông nghiệp Khoai tây, lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, trái cây, cải bắp, gia súc, lợn, gia cầm  
Các ngành công nghiệp Sắt, thép, than, xi măng, hóa chất, máy móc, xe, máy công cụ, thiết bị điện tử, thực phẩm và đồ uống, đóng tàu, dệt may: công nghệ hàng đầu thế giới  
Kim ngạch xuất khẩu

1,264 nghìn tỷ USD

1,547 nghìn tỷ USD

1,492 nghìn tỷ USD

Mặt hàng chính Xe có động cơ, máy móc, hóa chất, máy tính và các sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, kim loại, thiết bị vận tải, thực phẩm, dệt may, cao su và các sản phẩm nhựaĐối tác chính :France 9.4%, US 6.8%, Netherlands 6.6%, UK 6.2%, Italy 6.2%, China 5.7%, Austria 5.5%, Belgium 4.7%, Switzerland 4.4% (2011 est.)  
Kim ngạch nhập khẩu 1,058 nghìn tỷ USD 1,333 nghìn tỷ USD 1,276 nghìn tỷ USD
Mặt hàng chính Máy móc, thiết bị xử lý dữ liệu, phương tiện vận tải, hóa chất, dầu và khí đốt, kim loại, thiết bị điện, dược phẩm, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệpĐối tác chính :China 9.7%, Netherlands 8.4%, France 7.6%, US 5.7%, Italy 5.2%, UK 4.7%, Belgium 4.2%, Austria 4.1%, Switzerland 4.1% (2012)  
         

 

5. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế

Hình minh họa từ internet

Đức có môi trường đầu tư hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều công nghệ, know-how, có vị trí địa- chính trị ở trung tâm châu Âu, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, pháp luật hoàn thiện, nguồn nhân lực chất lượng cao. Do chi phí lao động ngày càng cao, nên Đức có lợi thế thu hút đầu tư trong những ngành sử dụng công nghệ và vốn, mất dần lợi thế trong các ngành sử dụng lao động. Những cải cách về thuế doanh nghiệp ngang bằng với mức bình quân thế giới tạo thuận lợi nhất định cho giảm chi phí đầu tư ở Đức, góp phần giúp Đức duy trì hấp dẫn đầu tư.

Đức cũng là nước đầu tư lớn nắm nhiều công nghệ nguồn. Hàng năm, Đức đầu tư ra nước ngoài khoảng 30-45 tỷ Euro trong đó chủ yếu tập trung vào các nước EU và Trung Quốc.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Đức”, vui lòng nhấn vào đây]

(Nguồn: ttnn.com.vn – 2012)

Bình luận hay chia sẻ thông tin