Cẩm nang hướng dẫn bảo quản thảm lót sàn

Tháng Một 18 03:56 2015

Khi đã dành một số tiền đáng kể để mua thảm, ai cũng mong muốn giữ thảm được bền lâu và luôn trông như lúc mới mua. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn bảo quản thảm tốt hơn.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

cam-nang-huong-dan-cham-soc-tham-lot-san-5

Hút bụi và giặt giũ

– Thảm mới mua thường trông không được đẹp do các búi vải bị đè nén theo các hướng khác nhau. Khi hút bụi sẽ làm các búi vải trở về vị trí thẳng đứng, nên tốt nhất bạn hãy hút bụi cho thảm ngay sau khi trải.

– Thường xuyên hút bụi cho thảm vì việc này giúp loại bỏ các vết bẩn và những hạt sạn dính trên thảm cũng như giữ cho thảm luôn bền màu. Có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa để giặt sạch thảm.

Đối với thảm có lông mịn nên sử dụng đầu hút chỉ.

Nhu cầu làm sạch thảm phụ thuộc vào mức độ hao mòn của thảm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia nhưng bạn cũng có thể tự làm sạch thảm nếu bạn muốn nó sạch sẽ mỗi ngày.

cam-nang-huong-dan-cham-soc-tham-lot-san-3

Bảo quản chung

– Các sợi vải bị nhồi xoắn lại có thể xảy ra đối với những tấm thảm làm từ sợi tổng hợp vì vậy dùng kéo cắt bỏ những sợi vải thừa này.

– Càng hút bụi thường xuyên càng làm giảm thời hạn sử dụng của thảm.

Đối với thảm lông mịn và thảm nhung cần giảm bớt các sợi vải bị lỗi sản xuất, tuy nhiên chúng không hoàn toàn biến mất sau khi hút bụi. Đây là đặc điểm của các sản phẩm lông mịn, điều này xảy ra là do các sợi lông mịn đã bị nghiền nát hoặc bị làm phẳng theo các hướng khác nhau so với bản chất tự nhiên của sợi ban đầu. Sự tĩnh điện có thể xảy ra với thảm trong điều kiện khí hậu hanh khô. Tăng độ ẩm cho thảm bằng cách đặt gần các khay nước hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm.

– Bụi bẩn: sử dụng một tấm thảm chùi chân đặt một tấm thảm ở cửa ra vào để ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào nhà. Hút bụi cho thảm chùi chân thường xuyên để bụi không lan sang các tấm thảm khác.

– Hao mòn: thảm chịu ảnh hưởng lớn từ những đôi giày thể thao, giày cao gót, đồ nội thất bị kéo lê vào nhà thay vì được mang vác, những đồ nội thất nặng cũng tạo nên các vết lõm trên thảm. Một vài nơi trong nhà sử dụng thảm với mức độ thường xuyên hơn như cửa ra vào, khu vực phía trước ghế ngồi và đầu cầu thang khiến thảm sớm xuất hiện dấu hiệu hao mòn.

– Mặc dù những tấm thảm phù hợp không thường được sắp xếp lại để cân bằng độ hao mòn, bạn vẫn có thể thay đổi những chỗ bị hao mòn bằng cách di chuyển các đồ đạc trên thảm. Nếu có thể, hãy sử dụng loại thảm dày cho các khu vực dễ bị hao mòn nhất.

cam-nang-huong-dan-cham-soc-tham-lot-san-7

Làm sạch các vết bẩn trên thảm

Cần làm sạch các vết bẩn trên thảm ngay lập tức để tránh các vết nhơ tích tụ lâu gây hư hỏng và mất thẩm mỹ cho thảm. Luôn sử dụng một tấm vải khô thấm hút hoặc chấm nhẹ khi lau chùi, không chà xát vì điều này làm các sợi lông mịn không săn và trở nên thô ráp.

Để tránh làm các vết bẩn lan rộng cần làm sạch thảm từ ngoài vào trong. Chất bẩn dạng rắn cần được thu dọn đầu tiên. Đổ dung dịch chùi thảm/ xà phòng giặt thảm ra khăn mà không đổ trực tiếp lên bề mặt thảm. Chải thảm ngay sau khi làm sạch.

Để loại bỏ các vết bẩn một cách nhanh chóng, bạn có thể xử lí theo 3 cách sau:
– Dung dịch tẩy rửa: sử dụng một muỗng cà phê chất tẩy trung tính cùng nửa lít nước ấm
– Giấm/ xà phòng: thêm một thìa cà phê giấm trắng vào dung dịch tẩy rửa trên
– Dung dịch amoniac: sử dụng một muỗng canh amoniac cùng một cốc nước ấm

Lưu ý:
– Kiểm tra độ bền màu trước khi thực hiện bất kì cách xử nào ở trên
– Tránh chải mạnh hay cọ xát vì sẽ làm biến dạng thảm

Xử lí các vết bẩn đặc biệt

– Rượu, cà phê, thực phẩm lỏng, sữa, nước hoa, nước giải khát, trà, nước tiểu: sử dụng khăn khô thấm hết những giọt chất lỏng còn thừa lại, sau đó xử lí bằng giấm/ xà phòng và thực hiện từ ngoài vào trong.

cam-nang-huong-dan-cham-soc-tham-lot-san-1

cam-nang-huong-dan-cham-soc-tham-lot-san-4

– Máu, socola, trứng, trái cây, keo, hồ dán,cỏ, nước xốt, kem: dùng dao cùn cạo sạch các vết bẩn dính trên thảm, sau đó xử lí bằng dung dịch tẩy rửa, thực hiện từ ngoài vào trong và thấm khô. Có thể sử dụng dung dịch amoniac rồi sau đó thấm khô.

– Chewing-gum, chất béo, dầu mỡ, son môi, sơn móng tay, dầu ăn, xi đánh giày, nhựa đường, chất nôn mửa, chất sáp: dùng dao cùn cạo sạch bã các chất bẩn, sử dụng dung môi làm sạch khô rồi sau đó xử lí bằng giấm/ bột giặt.

cam-nang-huong-dan-cham-soc-tham-lot-san-6

Lưu ý: vết bẩn và sợi vải rất đa dạng, những mẹo trên không hoàn toàn chính xác cho mọi tình huống. Bạn nên xử lí một khu vực nhỏ của thảm trước khi áp dụng cách xử lí đó cho toàn bộ thảm.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Cẩm nang”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo JohnLewis)

Nhadep.net giới thiệu đến bạn đọc loạt bài về cách lựa chọn và bảo quản các sản phẩm nội, ngoại thất và các vật dụng trang trí nhằm mang đến một cẩm nang cần thiết và hữu ích cho mọi người. Quý vị quan tâm đến nội dung cụ thể của loạt bài này, xin vui lòng xem chi tiết tại đây

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: