Yêu cầu về thâm nhập thị trường đối với gỗ và sản phẩm gỗ tại Anh

Tháng Bảy 18 03:55 2018

1. Qui định pháp lý về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ

Để xuất khẩu được gỗ và các sản phẩm gỗ vào EU nói chung và Anh nói riêng, nhà xuất khẩu phải đáp ứng một số quy định dựa trên cơ sở về môi trường, sức khỏe và an toàn cho khách hàng và những vấn đề khác được xã hội quan tâm. Dưới đây là một số quy định tham khảo:

Về bộ Quy định sản phẩm, gồm có trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho người sử dụng. Kế đến, quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm, như: cadmium, PCP bị hạn chế dư lượng, các chất amiăng, PCB, PCT bị cấm, hóa chất gây thủng tầng ozôn (bị cấm từ 2015) và cho kiểm soát theo chế độ đặc biệt khắt khe làm từ gỗ gụ, thông Chilê, gỗ hồng sắc của Braxin.

Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến cáo nhằm tạo ra sự bình đẳng trong thông lệ quốc tế đối với các biện pháp kiểm dịch thực vật. Điều này vừa chống lại việc áp dụng những biện pháp bảo hộ tạo nên các rào cản vừa thúc đẩy kinh doanh. Những tiêu chuẩn này được áp dụng với tất cả thành viên của FAO (trong đó có Anh) và các tổ chức liên quan.

Theo Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) do EU khởi xướng, tất cả các lô hàng xuất khẩu vào thị trường EU nói chung và Anh nói riêng sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Cơ quan cấp phép cũng sẽ kiểm tra từng doanh nghiệp cụ thể xem hệ thống kiểm soát các chứng từ gốc của doanh nghiệp có đảm bảo tính hợp pháp hay không. Tất cả những hành động này nhằm chống lại việc khai thác gỗ lậu, hủy hoại môi trường sinh thái, đẩy mạnh cải cách hành chính khu vực lâm nghiệp và hỗ trợ tăng cường năng lực tại các quốc gia sản xuất gỗ; giảm tiêu thụ tại châu Âu những sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp

2. Quy định phi luật định

Các sản phẩm gỗ được FSC chứng nhận sẽ được buôn bán thuận lợi ở thị trường Anh. Các sản phẩm FSC luôn sẵn có để bán lẻ rộng rãi và thông qua hệ thống DIY trên toàn nước Anh, và là thị trường chính.

Các nhà nhập khẩu, cơ sở xẻ gỗ và nhà bán lẻ ở Bắc Âu thường mở rộng thêm các nhà cung cấp mới hơn so với ở Nam Âu, cũng như quan tâm đến việc FSC cấp chứng nhận. Nhu cầu gỗ được FSC cấp chứng nhận vượt xa khả năng cung cấp. Do vậy, có nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển về gỗ được FSC chứng nhận. Khi thực hiện buôn bán với các công ty, các nhà xuất khẩu ở Bắc Âu thì phải theo các tiêu chí sau: tính chuyên nghiệp trong buôn bán cao, thông tin minh bạch,  đáp ứng đầy đủ những trách nhiệm, nhất quán về chất lượng và thời gian giao hàng theo các tiêu chuẩn định rõ. Phục tùng các nguyên tắc và luật định là rất quan trọng.

3. Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác

Bao gói

Những tiêu chuẩn ISPM 15 hướng dẫn kiểm soát nguyên liệu gỗ dùng làm bao bì đóng gói trong kinh doanh quốc tế, áp dụng cho mọi nguyên liệu gỗ dùng làm bao bì đóng gói ngoại trừ các sản phẩm miễn thuế.

Bảng sau tóm tắt phạm vi và làm rõ những yêu cầu đặc biệt trong hướng dẫn

 

Nguyên liệu gỗ tròn dùng làm bao bì đóng gói sẽ được làm từ gỗ tháo dỡ từ hàng hóa. Quy định này sẽ áp dụng từ 01/01/2009. Hiện nay, việc thực hiện quy định này đang bị trì hoãn bởi Chỉ thị 2006/14/EC..

Những phương pháp được thừa nhận trong ISPM 15 về xử lý WPM:

– Nhiệt luyện gỗ tạo ra nhiệt độ tối thiểu 560C trong lõi gỗ trong thời gian tối thiểu 30 phút, hoặc
– Việc hun khói bằng hợp chất methyl bromide theo các quy định của ISPM 15.

Đóng dấu

WPM nên đóng dấu của ISPM 15 bằng logo của IPPC và 3 mã vạch (nước, nhà sản xuất và phương pháp xử lý).

 

Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia phải duy trì việc đạt chứng nhận ISPM 15 để tạo ra sự đồng thuận cho các thành viên.

Phụ lục II của ISPM 15 quy định rõ về logo.

Yêu cầu ghi nhãn CE đối với các sản phẩm gỗ

Chương trình giới thiệu ghi nhãn CE cho các sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng ở khu vực EU đã có ảnh hưởng lớn tới quan điểm về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu ghi nhãn CE cho các sản phẩm trong ngành xây dựng do CPD (chỉ thị liên quan tới các sản phẩm xây dựng) thực hiện – một trong những chỉ thị mới của Châu Âu đặt ra các yêu cầu trong các lĩnh vực kinh tế. Mục đích của việc ghi nhãn CE là nhằm đảm bảo các sản phẩm với mục đích sử dụng cụ thể có thể được tiến hành giao dịch tại khắp Châu Âu. Việc ghi nhãn này áp dụng cho cả sản phẩm sản xuất trong cộng đồng Châu Âu và sản phẩm nhập khẩu từ các nước nằm ngoài khu vực cộng đồng Châu Âu.

Việc ghi nhãn CE nhằm để khắc phục những vấn đề vốn đã nổi cộm trong việc ứng dụng các yêu cầu kỹ thuật khác nhau ở các nước thành viên của EU. Ghi nhãn CE cũng nhằm để xóa bỏ các rào cản kỹ thuật này đối với việc giao dịch tại thị trường đơn nhất bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất đã được thông qua để áp dụng cho các sản phẩm cụ thể và một hệ thống chứng chỉ và các cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền trong khu vực cộng đồng Châu Âu. Ghi nhãn CE có tác dụng như một hộ chiếu để các nhà sản xuất tiếp thị sản phẩm của mình trong khu vực EU. Ghi nhãn CE cũng yêu cầu nhà sản xuất phải chuẩn bị các thủ tục về giấy tờ và tìm hiểu các yêu cầu của hệ thống kiểm tra chất lượng trong nước.

Chỉ thị về các sản phẩm xây dựng EC yêu cầu mỗi một nước thành viên phải thành lập các hệ thống điều chỉnh và tăng cường thực hiện nhằm đảm bảo rằng, các sản phẩm xây dựng được bán ra phải đúng mục đích sử dụng. Hầu như tất cả các nước Châu Âu đã lựa chọn áp dụng các yêu cầu bắt buộc đối với việc ghi nhãn CE cho các nguyên liệu cung cấp cho lĩnh vực xây dựng vì các tiêu chuẩn hài hòa mới đang được giới thiệu mạnh mẽ. Hiện nay tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu cho lĩnh vực xây dựng đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn luật để đảm bảo rằng, tất cả các sản phẩm phải được dãn nhãn đúng cách và phù hợp với mục đích sử dụng. Thậm chí tại các nước không bắt buộc ghi nhãn CE cũng đang ngày càng nhận thấy rằng, ghi nhãn CE là cách hiệu quả nhất để có thể phù hợp với CPD.

Chương trình giới thiệu hiện nay cho các tiêu chuẩn CE liên quan tới các sản phẩm gỗ chính trong lĩnh vực xây dựng được trình bày trong bảng dưới đây. Đặc biệt là năm 2008, ngành gỗ nhiệt đới đã được giới thiệu các yêu cầu bắt buộc áp dụng ở hầu hết các nước thành viên EU về việc ghi nhãn CE cho sản phẩm gỗ cứng dạng tấm và phủ sơn. Năm tới, các sự kiện chính sẽ là việc giới thiệu các yêu cầu bắt buộc cho việc ghi nhãn CE ở hầu hết các nước thành viên EU đối với các sản phẩm gỗ ván sàn từ 1/3/2009 và sản phẩm gỗ cấu trúc (bao gồm cả gỗ ván tàu) từ 1/9/2009.

Bảng giới thiệu các yêu cầu ghi nhãn CE cho sản phẩm gỗ xây dựng

 

4. Thuế suất và hạn ngạch

Thuế nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Anh được tính theo trị giá CIF hàng hóa. Anh tuân thủ quy định về khung thuế suất chung cho các mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ ngoài EU. Theo đó, hầu hết các loại nguyên liệu thô (gồm gỗ nguyên liệu) có thể được miễn thuế nhập khẩu vào Anh, trong khi hầu hết các loại thành phẩm (gồm sản phẩm gỗ) chịu thuế nhập khẩu từ 5-17%.

Anh áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) chung cho gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu (thuộc các nhóm HS dưới đây) là 18,6%.

Mức thuế 5,5% áp dụng cho các sản phẩm tạo nhiệt sau:

– Củi
– Các sản phẩm lâm nghiệp từ vỏ bào
– Gỗ phế liệu

Thông tin thêm về thuế suất và hạn ngạch đối với gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào Anh có thể tham khảo tại http://export-help.cec.eu.int/

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]

 (Theo Vietrade – 05/2009)

Bình luận hay chia sẻ thông tin