Cẩm nang hướng dẫn lựa chọn và bảo quản các loại ghế sofa (Phần 2)

Tháng Một 31 03:57 2015

Bạn đang theo dõi phần 2 của bài “Cẩm nang hướng dẫn lựa chọn và bảo quản các loại ghế sofa”, để xem phần 1 vui lòng nhấn vào đây.

Một số loại sofa khác

– Sofa bed: là loại sofa có tính linh hoạt cao, không chỉ thích hợp bày trí tại phòng khách mà còn phù hợp cho các không gian phòng ngủ, phòng học. Tuy nhiên, phần ghế ngồi của loại sofa này khá cứng do phần đệm giường được thiết kế ẩn bên dưới.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

– Chaise lounge là một loại vật dụng nội thất khá lí tưởng cho những ai thích đắm mình thư giãn ngoài trời. Hiện nay, có một vài loại ghế sofa có kết hợp tính năng này, mang đến nhiều lựa chọn về kiểu dáng.

– Sofa được đan lát bằng mây, tre,…: loại sofa này khá nhẹ và thích hợp để làm những chiếc ghế phụ (occcasional chair) đặt xung quanh nhà, bởi tính linh hoạt và giúp người dùng có thể dễ dàng di chuyển ghế. Bên cạnh đó, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt cũng là một trong những lí do khá nhiều người ưa chuộng loại sofa được đan bằng chất liệu tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần ghế ngồi khá cứng do không bọc đệm nên sẽ gây khó chịu nếu ngồi trong thời gian dài.

Những thông tin cần lưu ý:

– Khả năng phối hợp: ghế bành có tay vịn là một phụ kiện không thể thiếu khi bạn mua một bộ sofa (sofa set) và thường được thiết kế với cùng kiểu dáng với sofa để tạo sự đồng bộ. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm loại ghế sofa accent (accent chair) với kiểu dáng khác để phối hợp và tạo điểm nhấn cho phòng khách của mình.

– Những phụ kiện: Vải bọc tay vịn (sofa armcaps) có thể dễ dàng tẩy rửa và giúp che lại những khuyết điểm không mong muốn của sofa như: những vị trí bị hao mòn, những vết ố, vết bẩn chưa xử lí,… Do vậy, đây có thể xem là những phụ kiện không thể thiếu cho sofa.

– Gối và thảm mỏng (throw): giúp mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho người dùng và có thể dùng làm vật dụng trang trí cho phòng khách. Sofa thường được sử dụng trong thời gian dài nên việc sử dụng thêm gối trang trí và thảm mỏng sẽ giúp bạn dễ dàng thay đổi và cập nhật xu hướng mới.

Vật liệu nhồi sofa

– Xốp (foam) sẽ giúp định hình sofa và mang lại cảm giác chắc chắn và độ đàn hồi cao. Bạn chỉ cần thường xuyên đảo mặt đệm để đảm bảo mức độ hao mòn ở các vị trí của xốp là giống nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng, sau một thời gian dài sử dụng, xốp thường trở nên cứng và bị giảm thể tích. Vì vậy, nếu bạn muốn quá trình này diễn ra chậm thì hãy sử dụng loại xốp có độ đàn hồi cao.

– Sofa được nhồi bằng bông hoặc sử dụng xốp để định hình và dùng sợi bông bọc bên ngoài: Loại sofa này mang đến cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng và thoải mái cho người dùng. Để sự hao mòn là đồng đều ở tất cả các vị trí, bạn nên thường xuyên đảo mặt đệm. Ngoài ra, do loại sofa này này khá mềm nên cần thường xuyên định hình để sofa trông gọn gàng và đẹp mắt hơn.

– Sofa nhồi bằng lông vũ: mang đến cảm giác thư thái và là một lựa chọn lí tưởng cho những ai muốn nằm thư giãn trên sofa. Nhược điểm của loại sofa này là nó quá mềm, nên mỗi ngày bạn luôn phải định hình lại phần đệm đã ngồi hoặc nằm thư giãn.

Vải bọc đệm sofa

Khi chọn vải bọc đệm bạn cần lưu ý đến sự phù hợp với kiểu dáng sofa và cách bày trí nội thất trong phòng khách. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số loại vải thường được sử dụng để bọc đệm sofa.

– Vải chenille dệt: loại vải này thường đẹp, bền và khá mềm mại do chenille được làm từ sợi vải tự nhiên hay acrylic nhân tạo. Sofa bọc loại vải này thường mang đến cảm giác sang trọng hay thoải mái cho người dùng.  

– Vải nhung dệt: có thể được làm từ tơ lụa, cotton hoặc sợi tổng hợp. Chính sự xa hoa, quý phái mà vải nhung mang lại nên nó thường được dùng để bọc cho các sofa bày trí tại các không gian sang trọng.

– Lanh và lanh hỗn hợp có đặc điểm là vẻ ngoài bình thường và có những nếp nhăn tự nhiên. Sau một thời gian sử dụng, những nếp nhăn này sẽ tự giãn ra và bề mặt vải trở nên phẳng hơn. Loại vải bọc nệm này thường có thành phần chủ yếu là lanh và lanh hỗn hợp nên có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.

– Semi Plain: độ bền khá cao và thích hợp cho bất cứ không gian nội thất nào.

– Vải dệt với hoa văn: đẹp và bắt mắt, loại vải này có hoa văn được dệt theo những đường nét và họa tiết có sẵn hoặc thiết kế riêng.

– Vải dệt với những đường sọc: thiết kế dạng sọc có thể ứng dụng cho nhiều loại vải mang lại cảm giác trang trọng hoặc thoải mái tùy theo thiết kế.

– Vải len dệt: mang đến kết cấu bền chắc và sự ấm áp, sang trọng cho không gian phòng khách.

– Cotton: có tính ứng dụng cao, dù là được làm từ sợi tự nhiên hay tổng hợp, mang lại cảm giác thoải mái và dễ dàng bảo quản.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Cẩm nang”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo JohnLewis)

Nhadep.net giới thiệu đến bạn đọc loạt bài về cách lựa chọn và bảo quản các sản phẩm nội, ngoại thất và các vật dụng trang trí nhằm mang đến một cẩm nang cần thiết và hữu ích cho mọi người. Quý vị quan tâm đến nội dung cụ thể của loạt bài này, xin vui lòng xem chi tiết tại đây.

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: