Cẩm nang sửa nhà – Bài 49: Sự cố nhà bị nồm, ẩm

Tháng Chín 19 03:50 2012

Các bạn đang xem bài Sự cố nhà bị nồm, ẩm trong loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem mục lục trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây

Hiện tượng

Các ngôi nhà có nền men, kính đều bị ướt và trơn trượt, quần áo giặt rất lâu khô, chăn màn khi sờ vào đều có cảm giác dính ướt. Nếu trời ẩm hơn nữa, các bức tường sơn cũng ướt nhẫy, cầu thang đá granito sẽ trơn trượt, rất dễ bị ngã.

Nguyên nhân

Nồm ẩm là hiện tượng đọng sương bề mặt do gió nồm chứa hàm lượng nước cao thổi vào nhà mang theo hơi nước.

Khắc phục

Dân gian có một số biện pháp chống nồm như lót nền bằng bao xi măng, đổ xỉ than… khi xây dựng, nhưng vẫn không chống được nồm bởi độ ẩm theo không khí vào nhà.

Than hoạt tính

Biện pháp dùng vôi để ở góc nhà ít có tác dụng và chỉ giải quyết được trong phạm vi nhỏ.

Có thể hạn chế nồm ẩm bằng cách:

– Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều, hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng cao.

– Khi đã bị không khí ẩm vào nhà rồi, ngoài việc đóng kín cửa, nên dùng thêm biện pháp cưỡng bức là mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm.

– Muốn tránh ồm ẩm, khi xây nhà mới, nên dùng các loại vật liệu xốp, thô mộc truyền thống.

– Với các trang thiết bị điện tử, điện thoại khi trời ẩm nên làm nóng máy để bốc hơi nước hoặc dùng máy sấy để sấy khô. Với máy tính, ti vi, hãy mở liên tục để chống ẩm cho chân bóng, màn hình. Với máy photocopy, nên dùng máy sấy xì vào các núm điều khiển. Các loại máy móc khác như máy ảnh cần đặt thêm gói hút ẩm để không bị mốc ống kính.

Một phương pháp hiệu quả khác để chống nồm là dùng các giải pháp cấu tạo thích hợp để giải quyết kỹ yêu cầu cách nhiệt nhằm nâng nhiệt độ mặt sàn cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí một cách nhanh chóng, tức thời, đồng thời cách lượng nước được mao dẫn từ lòng đất lên, thoát được nước ngưng tụ trong kết cấu sàn.

Có thể tham khảo một số giải pháp như sau:

– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 – 300mm, có thêm lớp bi tum cao su, xi măng – cát vàng cách nước ngưng tụ, do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.

– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt dày 100 – 200mm

– Mặt sàn bê tông lưới thép mặt Granito 400x400x20mm có thêm chân cao 20mm tạo thành lớp không khí kín (20mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn.

– Mặt sàn bằng gỗ lim (hoặc gỗ dán, paket…) được đặt trên dầm gỗ cao 20mm tạo thành kênh không khí kín (20mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn

– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp polystirol cường độ cao
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt hỗn hợp
– Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400x400x20mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt.
– Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật

– Trên lớp đất nện, dưới lớp bê tông gạch đá có thể thêm lớp cát khô đẫm kỹ dày > 100mm hoặc đá cuội làm lớp đệm của nền để thoát hết nước. Khi thi công chỗ tiếp giáp giữa mặt sàn và tường cần vén thêm lớp xi măng – cát vàng mác cao, hoặc một phần viên gạch lát sàn (cao 100mm), hoặc lớp sơn bi tum cao su để cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên ngấm vào kết cấu sàn, tường.

Nhằm giúp các bạn nắm được những kiến thức cơ bản cũng như những kinh nghiệm trong việc sửa chữa và cải tạo nhà cửa đạt hiệu quả cao nhất. Ban biên tập nhadep.net rất hân hạnh được giới thiệu đến các bạn loạt bài viết mang tính thực tiễn cao giúp các bạn có thể dễ dàng tự thực hiện ngay tại chính căn nhà của mình. Danh mục bài viết trong loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” có tại  www.nhadep.net/muc-luc-cam-nang-sua-nha/

[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: