Chiếc ghế đẩu nệm phồng ngộ nghĩnh

Tháng Mười Một 18 03:54 2013

Dưới sự thiết kế tài hoa, chiếc ghế đẩu mang hình dáng ngộ nghĩnh, hiện đại với phần nệm ngồi được làm phồng mang đến cảm giác thoải mái cho mọi người.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

Chiec ghe dau nem phong ngo nghinh_01

Chiec ghe dau nem phong ngo nghinh_02

Chiec ghe dau nem phong ngo nghinh_03

Chiec ghe dau nem phong ngo nghinh_06Đường may tinh tế

Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế chân ghế cứng cáp và phần gối nệm bằng da mềm mại, độc đáo.

Chiec ghe dau nem phong ngo nghinh_04Chiếc ghế dài 26 x rộng 31 x cao 51cm

Chiec ghe dau nem phong ngo nghinh_05Màu tro sang trọng, cá tính

Ghế đẩu là một trong những nội thất cổ xưa dùng để ngồi. Điểm khác biệt giữa ghế đẩu so với nhiều loại ghế khác là nó không có lưng ghế và nơi tựa tay. Số lượng chân có thể dao động từ 3 đến 5 tùy theo loại. Cho đến nay, nguồn gốc của chiếc ghế đẩu vẫn chưa được tỏ tường mặc dù người ta đã biết rằng nó là một trong những loại nội thất bằng gỗ cổ xưa nhất. Percy Macquoid cho rằng những chiếc ghế đẩu được chế tác bằng cách tiện được du nhập từ đế quốc Đông La Mã bởi những vệ binh Varangia vào các cộng đồng dân cư người Norse, và sau đó vào Tây Âu và tới Anh bởi người Norman.

Trong thời trung đại, một bộ ghế gồm ghế dài, ghế đẩu và trong một thiểu số trường hợp các loại ghế dạng giống như ngai vua được xem như là biểu thị của đẳng cấp xã hội. Những chiếc ghế đẩu bao gồm có hai dạng: dạng bảng hay dạng Gôtích, một chiếc ghế dài có hai chân nhìn như tấm ván ở hai đầu và một chiếc ghế đẩu đơn giản được chế tác bằng cách tiện.

Ghế đẩu tiện là tiền thân của các loại ghế tiện và ghế Windsor. Chiếc ghế đẩu loại đơn giản nhất thì cấu trúc gần giống như là ghế Windsor: một mặt ghế bằng gỗ với ba chân được gắn kết vào mặt ghế bởi các mộng. Những cái ghế như vậy được chế tác bằng các kỹ thuật làm mộc sống trong đó các chân ghế làm từ gỗ đã phơi khô được lắp vào mặt ghế làm bằng gỗ sống. Khi mặt ghế dần dần khô đi thì mối nối giữa mặt và chân ghế dần dần sẽ khít và chặt lại. Kỹ thuật tiện chân ghế ban đầu chỉ là đẽo gọt các nhánh cây hay là các thanh gỗ nhỏ thành các chân hình trụ tròn, về sau thì kỹ thuật này mới phát triển dần dần tinh xảo hơn.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Sản phẩm nội thất” nhấn vào đây]

 

 

(Theo Contempotist)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: