Hồ sơ thị trường Nhật Bản (Phần 2)

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Bạn đang theo dõi phần 2 của loạt bài “Hồ sơ thị trường Nhật Bản”, để theo dõi phần 1 vui lòng nhấn vào đây.

Phần 2. Tình hình phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư

1. Kinh tế

Là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 90, kinh tế Nhật lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90 và cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay (2008-2009). Sau khi chính quyền chuyển giao từ LDP sang DPJ tháng 9/2009, Chính phủ của Thủ tướng Hatoyama tập trungvào cải tổ cơ bản thể chế kinh tế, giảm thiểu chi phí công thừa, điều chỉnh ngân sách, tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội lớn như miễn phí đường cao tốc, trợ cấp trẻ em, miễn phí học phổ thông,… Từ quý II/2009, kinh tế Nhật Bản đã từng bước hồi phục, tăng trưởng dương sau 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm. Dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới với ưu thế về công nghệ tiên tiến; nguồn vốn dồi dào; lực lượng lao động cần cù tay nghề cao; đội ngũ tri thức đông đảo được đầu tư lớn. Một số số liệu về kinh tế Nhật Bản: Tổng sản phẩm quốc dân (GDP): năm 2008: 4,899 tỷ USD (năm tài khoá kết thúc vào 31/3/2009). (Nguồn: UN,National Accounts Main Aggregates Database)

Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 8/2009: 1.042 tỷ USD.
(Nguồn: http://www.nikkei.co.jp)

Hình minh họa từ internet

– Xuất khẩu năm 2009: 580,79 tỷ USD (giảm 25,2% so với 2008);
– Nhập khẩu năm 2009: 756,08 tỷ USD (giảm 27% so với 2008);
– Xuất khẩu quý I/2010: 177 tỷ USD (tăng 46,4% so với cùng kỳ 2009);
– Nhập nhẩu quý I/2010:158,6 tỷ USD (tăng 21,1% so với cùng kỳ 2009)
(Nguồn: http://www.jetro.go.jp)

Tỷ lệ thất nghiệp: tháng 8/2009 là 5,5% (Nguồn:People’s Daily Online trích thống kê Bộ Tổng vụ Nhật Bản).

Nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy giảm từ tháng 11/2007. Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản liên tục giảm trong vòng 4 quí liên tiếp vào năm 2008. Nền kinh tế nước này giảm tới 10% trong vòng 12 tháng. Tổng sản phẩm quốc nội thực của Nhật Bản trong năm tài khóa 2008 (từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009) giảm tới 3,7%, đưa Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nền kinh tế Nhật Bản đã thực sự chạm đáy vào tháng 3 vừa qua. Song bắt đầu từ tháng 4, nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc.

Tại thời điểm đầu năm 2010, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn một số vấn đề tồn tại như tình trạng giảm phát và đồng yên tăng giá bất thường song tình hình sản xuất trong nước đã lạc quan trở lại. Có hai nhân tố đứng sau sự phục hồi kinh tế nước này. Thứ nhất là xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc và các khu vực châu Á tăng mạnh, đồng thời lượng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu cũng đưa dần về trạng thái cân bằng. Yếu tố thứ hai là hiệu quả các biện pháp hỗ trợ kinh tế của Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu phát huy tác dụng. Nổi bật là cuối năm vừa qua, Chính phủ Nhật

Bản đã công bố chiến lược phát triển kinh tế trong nước từ nay đến năm 2020. Theo đó Nhật Bản sẽ trở thành một nước tỏa sáng tại khu vực châu Á với mục tiêu đạt mức tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội là 3% vào năm 2020. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ cho các lĩnh vực đồng thời mở rộng tư do hóa thương mại đầu tư trong khu vực châu Á.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 3,9 % tuy nhiên năm 2010 vẫn là một năm đáng quên của kinh tế Nhật khi để mất vị trí siêu cường kinh tế số 2 về tay Trung Quốc.

Ngày 11/3/2011, một trận động đất 9,0 độ richter kéo theo sóng thần đã ập vào bờ biển phía đông bắc của đảo Honshu khiến 10 ngàn mất tích. Nước Nhật tan hoang sau thảm họa kép. Tiếp sau thảm họa động đất và sóng thần, Nhật hiện phải đối mặt với rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân. Hàng trăm nghìn người trong bán kính 20km kể từ nhà máy hạt nhân đã được sơ tán.

TTCK đã có những biến động lớn khi giảm tới 10% trong một ngày, để ổn định thị trường tài chính Ngân hàng Nhật Bản đã bơm hơn 325 tỷ Yên vào nền kinh tế. Ước tính chi phí thiệt hại, tái thiết lại đời sống và khôi phục sản xuất sẽ dao động từ 235 đến 310 tỷ USD. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế trong năm tài khóa 2011 tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản sẽ giảm 1%.

2. Thương mại

Kim ngạch thương mại hai chiều của Nhật Bản từ năm 2000 – 2010 liên tục tăng theo từng năm (đơn vị 1000 Yên)

Theo: kanzei.or.jp

3. Đầu tư

Ở Nhật FDI tăng đáng kể từ nửa sau thập niên 90. Sự tăng trưởng này bắt nguồn từ những cuộc cải tổ ở những lĩnh vực khác nhau như là các hệ thống luật phá sản, doanh nghiệp, hệ thống kế toán doanh nghiệp, và sự mở rộng các lĩnh vực kinh doanh.

Nhật Bản tiếp tục thu hút FDI. Trong những năm gần đây, các biện pháp chính trị và sự cải cách về kết cấu đã khuyến khích FDI, khởi đầu bởi chính phủ Koizumi và các thủ tướng Abe và Fukuda đã góp phần làm tăng FDI. Lượng vốn FDI đã tăng tới 15,1 ngàn tỷ Yên vào cuối năm 2007 ( Ước tính 130 tỷ USD với tỷ giá 117 Yên/ 1 USD, tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm của Các thông số tài chính IMF trong năm 2007). Trong 15,1 ngàn tỷ Yên này, đầu tư trực tiếp từ Mỹ ước tính 5 ngàn tỷ Yên, Đầu tư từ EU là 6,2 ngàn tỷ Yên và đầu tư từ ASEAN là 0,5 tỷ Yên.

Năm 2008 là năm thứ hai FDI đầu tư vào Nhật Bản tăng cao kỷ lục đạt 24,55 tỷ USD tăng 10,7% so với 22,181 tỷ USD năm 2007. Bước sang năm 2009 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản giảm mạnh chỉ đạt 11,8 tỷ USD.

4. Cơ sở hạ tầng kinh tế

– Thuê bao điện thoại: 44,419 triệu (2009)
– Thuê bao di động: 121 triệu (2009)
– Thuê bao internet: 54,846 triệu (2010)
– Sử dụng internet: 99,182 triệu (2010)
– Tên miền internet: .jp
– Đài truyền hình: 211 và 7.341 đài phát lại, (lực lượng Mỹ có 3 đài phát sóng và 2
tuyến cáp truyền hình)
– Sóng phát thanh: AM215 và 370 đài phát lại, FM89 và 485 đài phát lại, sóng ngắn

Giao thông vận tải
– Đường bộ: 1.203.777 km
– Cảng: Chiba, Kawasaki, Kiire, Kisarazu, Kobe, Mizushima, Nagoya, Osaka, Tokyo, Yohohama
– Đường biển: 1770 km (2007)
– Vận tải biển: 683 tàu (tải trọng 1.000GRT và hơn) tổng cộng 10.149.196 GRT/12.680.544DWT.
– Hàng không: 176 sân bay (2010)
– Sân bay lên thẳng: 15 sân bay (2010)
– Đường ống: Gas 3.879 km; dầu 167 km; dầu/gas/nước 53 km (2009)
– Đường sắt: 26.435 km

5. Các chỉ số kinh tế, thương mại và đầu tư cơ bản
– GDP: 4,31 nghìn tỷ USD theo ngang giá sức mua.
– GDP(theo tỷ lệ trao đổi chính thức): 5,459 tỷ USD (2010), tăng trưởng 3,9% (2010)
– GDP đầu người: 34.000 USD (Ngang giá sức mua 2010)
– Lực lượng lao động: 62,97 triệu người (2010):
– Dịch vụ 73,8%; Công nghiệp 24,9%; Nông nghiệp 1,4%
– Tỷ lệ lạm phát: -0,7% (2010)
– Thất nghiệp: 5,0% (2010)
– Thu chi ngân sách: Thu: 1.742 tỷ USD, chi: 2.106 tỷ USD
– Mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 16,6% (2010)
– Sản xuất và tiêu thụ điện năng: sản xuất: 982,3 tỷ KWh, tiêu thụ: 963,9 tỷ KWh (2008)
– Tiêu thụ dầu: 4,452 triệu thùng/ngày (2010).
– Các mặt hàng xuất khẩu chính: Trang thiết bị vận tải, Ô tô xe máy, sản phẩm bán dẫn, hàng điện máy, hóa chất.
– Nước xuất khẩu chính: Trung Quốc 19,4%, Mỹ 15,7%, Hàn Quốc 8,1%, Hồng Kông 5,5%, Thái Lan 4,4% (2010).
– Mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc thiết bị, nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, dệt may, nguyên liệu thô (2010).
– Đối tác nhập khẩu: Trung Quốc 22,1%, Mỹ 9,9%, Úc 6,5%, Saudi Arabia 5,2%, UAE 4.2%, Hàn Quốc 4,1%, Indonesia 4,1% (2010).
– Nợ nước ngoài: 2,719 ngàn tỷ USD (30 tháng 6 năm 2010).
– Năm tài chính: 1 tháng Tư – 31 Tháng 3

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Nhật Bản”, vui lòng nhấn vào đây]

 (Theo Vietrade – 02/2012)

Bình luận hay chia sẻ thông tin