Kiến trúc hài hòa với cảnh quan luôn được ưa chuộng

Tháng Bảy 15 08:00 2019

Theo kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng, người Việt xưa nay đều yêu chuộng lối kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, tôn trọng môi trường.

Trước khi kiến trúc phương Tây xuất hiện, kết cấu nhà ở truyền thống của người Việt Nam là nhà làm bằng rơm, rạ, tranh, tre, mây, lá. Nhà giàu, quan lại mới có nhà xây bằng gạch hai gian ba chái, mái ngói…Kiến trúc cổ truyền của người Việt giống của người Hoa, Nhật thời điểm đó, nhưng người Việt chú trọng đến phong thủy, thiên nhiên. Những ngôi nhà ở của người Việt, ngoài chức năng làm nơi che mưa nắng còn là nơi để thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Người Việt cũng sớm biết xây nhà nấp mình dưới bóng cây để tránh gió bão, có hồ ao để tạo không khí mát mẻ. Ngoài ra, người Việt còn biết cách xây nhà thuận theo hướng gió, hướng nắng để không khí nóng mùa hè không tràn vào nhà mà không khí ẩm mùa đông không làm hư hại đồ đạc trong nhà, tạo thành ngôi nhà ấm áp về mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Kiến trúc kiểu Pháp trong tâm trí người Việt (KTS Nguyễn Ngọc Dũng – Giám đốc công ty TNHH Tư vấn – Xây dựng Việt Kiến Trúc)

Người Pháp đến Việt Nam mang theo phong cách kiến trúc, kỹ thuật xây dựng cùng những vật liệu từ một quốc gia phát triển. Những kiến trúc sư tài ba của họ đã có những thay đổi để những công trình dinh thự, nhà ở, biệt thự… trên đất Việt phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Từ đó, những công trình có hàng hiên bao xung quanh tường dày, trần nhà cao thoáng có hai, ba lớp cửa…

Sau đó, cùng thời gian phát triển, phong cách kiến trúc art deco du nhập vào Việt Nam thỏa mãn nhu cầu được trang trí, thể hiện của các công trình. Thời kỳ kiến trúc art deco phát triển đã để lại cho Sài Gòn những tòa nhà với những nét đẹp thanh lịch, quyến rũ, hiện đại nhưng cũng đáp ứng được công năng sử dụng chứ không chỉ là những công trình để ngắm.

Giai đoạn hiện đại, sau những năm xây nhà chỉ để ở, người Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng bắt đầu có nhu cầu được ở nhà đẹp. Các nhà đầu tư, các kiến trúc sư, nhà thiết kế nhạy bén nhanh chóng tiếp cận nhu cầu này và những tòa nhà, dự án nhà ở với phong cách kiến trúc đa dạng từ cổ điển đến hiện đại ra đời.

Nhiều nhà đầu tư xây dựng các công trình với các phong cách kiến trúc hiện đại của các đô thị Singapore, Nhật, Pháp, Mỹ… để đáp ứng nhu cầu ở nhà sang của một bộ phận khách hàng giàu có, tinh tế, muốn tận hưởng không gian ở chất lượng cao.

Tại các đô thị Việt Nam, như đã nói ở trên, kiến trúc Tây đã du nhập vào Việt Nam rất sớm nên đã ghi dấu ấn vào tâm trí một thế hệ người Việt và ảnh hưởng rất sâu đậm cho các thế hệ sau này.

Đối với những kiến trúc sư thế hệ chúng tôi, bất cứ công trình gì có bàn tay của con người xây dựng ở trong bối cảnh lịch sử này của Việt Nam đều trở thành ký ức. Ký ức của mỗi người trong đô thị chính là ký ức của đô thị.

Những công trình cũ còn sót lại đó, tuy không phải do người Việt xây dựng nhưng nó có ký ức, nó tồn tại trong một giai đoạn, trải qua biến cố lịch sử của đất nước, đô thị và đời người. Ký ức đó đem lại sự thanh thản bình yên cho mỗi người khi nhớ về, là giá trị di sản mà người Việt tự hào và trân trọng.

ROME BY DIAMOND LOTUS

Sự giao thoa các tinh hoa kiến trúc kinh điển của châu Âu như Ý, Pháp…và giá trị thẩm mỹ phương Đông đã mang đến một giai đoạn kiến trúc VN đặc sắc và ấn tượng. “Gia tài” còn để lại đến nay là 1.227 ngôi biệt thự cổ và hơn 400 công trình cần nghiên cứu bảo tồn. (Khảo sát của TT nghiên cứu kiến trúc thuộc Sở quy hoạch kiến trúc TP.HCM).

Những di sản đó đã trở thành một phần của văn hóa Sài Gòn. Như một sự tiếp nối, kế thừa những tinh hoa kiến trúc phương Tây và có những bổ sung của hiện đại, đã có những dự án ra đời trên tinh thần đó, như ROME BY DIAMOND LOTUS (ảnh) là một đơn cử.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu – CEO Phúc Khang Corporation, kỳ vọng: “Rome By Diamond Lotus sẽ là biểu tượng mới của khu Đông TP.HCM”.

Hàng trăm năm công trình vẫn đẹp

Liệu các công trình hiện nay có mang được ký ức đô thị của thời đại hay không, có làm cho con cháu ta, sau trăm năm nữa, thổn thức như ta bây giờ trước những công trình cổ? Tôi mày mò tự đi tìm câu trả lời vì sao những tiền nhân có thể tạo nên những công trình đã qua trăm năm mà vẫn đẹp, vẫn bền vững, hài hòa và còn làm rung động trái tim cả những người trẻ sống trong thời đại công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão hiện tại?

Phải chăng vì các kiến trúc sư họ được đào tạo bài bản, thiết kế, xây dựng một công trình như sáng tác một tác phẩm nghệ thuật để đời với tất cả trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp và lương tâm? Chỉ có vậy mới có chuyện hơn 100 năm sau, người thiết kế không còn sống nhưng những gì ông ta để lại trên công trình vẫn thuyết phục được đám đông lên tiếng đòi bảo tồn…

Sài Gòn vốn là vùng đất mở, người Sài Gòn vốn dĩ phóng khoáng, họ chấp nhận hàng chục tôn giáo, hàng trăm giáo điều, hàng ngàn ý kiến khác nhau mà vẫn sống hòa bình. Sự khác biệt đem lại sự hài hòa, cái hay thì vẫn được chấp nhận nên những công trình được cho là mang phong cách Tây, Mỹ, Ý vẫn được người dân đón nhận.

Nhân danh kiến trúc mong, các nhà thiết kế hãy xây dựng đàng hoàng để công trình hài hòa về tỉ lệ, bảo vệ môi trường, hòa hợp với thiên nhiên, đem lại không gian sống lý tưởng cho người dân.

Nhà Tây ở thế kỷ 21

“Nhà Tây” một thời được dân gian Việt Nam ngưỡng mộ qua câu cửa miệng thường nghe: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây”. Nhà Tây, theo quan niệm lúc bấy giờ là những tòa nhà cao, kiên cố, vững chãi khác với nhứng ngôi nhà bằng gạch mái ngói ba gian hai chái mà người Việt thường thấy. Đến thế kỷ 21 này, nhà Tây đã được biến đổi khác đi.

Đó là những dự án căn hộ được chú trọng trong thiết kế, biết chắt lọc những tinh hoa của kiến trúc cổ điển vận dụng vào thực tiễn, với tiện nghi đẳng cấp, có thể điều khiển bằng smartphone, không gian nhỏ nhưng sắp xếp hài hòa để có đầy đủ phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách. Đó là cái khác giữa “nhà Tây” nay với xưa.

Với đường nét tinh tế của kiến trúc cổ điển Ý, dự án Rome được kỳ vọng đem đến một không gian sống đẳng cấp

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương tiện giao thông, truyền thông và nhất là sự phát triển của mạng internet thì khoảng cách đông tây không còn quá xa. Những khách du lịch, chyên gia đa quốc gia, những công dân toàn cầu “gánh theo tên xã tên làng” đến nơi làm việc, định cư mới đã làm cho các giá trị phi vật thể này nhanh chóng đi xa, có đời sống mới và lan tỏa đến những cộng đồng xa lạ. Điều này làm cho sự giao thoa các giá trị tinh thần như văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc giữa hai thế giới diễn ra gần như trọn vẹn, tức thì.

Nhiều người phương tây chọn sống và làm việc tại Việt Nam, ngược lại cũng có nhiều người Việt thích ở nhà Tây, ăn món Tây. Nắm bắt được xu hướng này, các nhà phát triển bất động sản tại TP. HCM đã nghiên cứu đầu tư nhiều dự án nhà ở mang phong cách kiến trúc cổ châu Âu nổi tiếng, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng mộ điệu giá trị kiến trúc di sản. (C.Đ)

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Căn hộ”, vui lòng nhấn vào đây]

 

Bình luận hay chia sẻ thông tin