Một số điểm cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ (Phần 1)

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hiện nay luôn có xu hướng liên tục tăng, Hoa Kỳ là thị trường khổng lồ và hấp dẫn đối với bất kỳ doanh nghiệp xuất khẩu nào ở trên thế giới. Sự hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ đồng nghĩa với việc cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường lớn này ngày càng khó khan hơn. Để có thể chen chân và trụ vững tại thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần được định hướng xây dựng những chiến lược và kế hoạch xúc tiến xuất khẩu dài hạn và chuyện nghiệp với những bước đi cụ thể phù hợp ở cấp đọ quốc gia cũng như cấp độ doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp và vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu và kinh doanh tại Hoa Kỳ:

 Hình minh họa từ internet

1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một hoạt động xúc tiến thương mại vừa là tiền đề cho các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Đối với chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại tập trung vào những mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh và các biện pháp xúc tiến có hiệu quả nhất. Đối với các doanh nghiệp nghiên cứu sơ bộ thị trường hay không và nếu có thì nên tiến hành thế nào và tập trung vào những khâu nào. Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được quan tâm thực sự tại Việt Nam, vẫn còn bị xem nhẹ hoặc làm chưa tốt ở cả cấp chính phủ và cấp doanh nghiệp.

Hình minh họa từ internet

Hoa Kỳ hiện còn là một thị trường mới đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam do đó việc nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ là một việc làm đầu tiên và không thể thiếu trong những nỗ lực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm dến việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ ít nhất cũng phải tiến hành nghiên cứu thì trường trước khi quyết định triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại chính thức tiếp theo. Sau đây là một số giời ý mà doanh nghiệp nên quan tâm khi nghiên cứu thị trường cũng như lập kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ:

– Tìm hiểu nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều tuy nhiên không phải nhập khẩu tất cả. Như đồ gỗ giả cổ kiểu Châu Á là mặt hàng rất được ưa chuộng tại Châu Âu, song tại Hoa Kỳ thì hầu như không có nhu cầu mà ngược lại đồ gỗ giả cổ của Châu Âu là mặt hàng được ưa chuộng … Có thể nói rằng, đối với hàng hóa thị trường thì nhu cầu là yếu tốt quyết định vì nếu không thì tất cả những nỗ lực xúc tiến sẽ trở nên vô ích do đó phần tích thấy đáo những nhu cầu của thị trường sẽ giúp tránh được những lãng phí chi phí.

– Phân tích những tiêu chuẩn của thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Việc phân tích những tiêu chuẩn của thị trường đối với sản phẩm mà doanh nghiệp mình cung cấp chính là việc xác định xem sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp ứng được những yêu cầu của thị trường hay chưa (về giá cả, quy cách sản phẩm, màu sắc, nhãn mác, bao gói sản phẩm …). Sản phẩm đang tiêu thụ tốt tại nội địa hoặc các quốc gia khác cũng chưa chắc đã phù hợp hoặc có khả năng cạnh tranh tại thi trường Hoa Kỳ. Sau khi phân tích, nếu như thấy chưa có cơ hội thâm nhập thị trường thì doanh nghiệp cũng không nên tiến hành các bước khác để tránh được lãng phí.

– Phân tích năng lực cung ứng của doanh nghiệp

Hoa Kỳ là thị trường rất lớn và có địa lý rất xa Việt Nam nên chi phí dành cho xúc tiến thương mại cũng như giao dịch kinh doanh là rất cao. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp hai nước cần dựa trên cơ sở những đơn hàng lớn và với hình thức mua đứt, bán đoạn. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực cung ứng sản phẩm còn hạn chế nên khi đưa ra quyết định tiến hành xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tiền lãi của một vài hợp đồng nhỏ lẻ chưa chắc bù đắp lại được những chi phí xúc tiến bỏ ra. Tuy nhiên, trước vấn đề này thì một trong những giải pháp đó là liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng được các đơn hàng lớn và có tính ổn định lâu dài của các đối tác Hoa Kỳ.

– Xác định kênh phân khối và đối tác

Doanh nghiệp cần tìm hiểu và xác định kênh phân phối hoặc đối tác phù hợp mình hướng tới để từ đó lựa chọn những phương thức xúc tiến phù hợp và đạt hiệu quả nhất.

– Xác định và chuẩn bị những nguồn lực cần thiết nhất

Để xây dựng và thực hiện những kế hoạch xúc tiến thương mại lâu dài và chuyên nghiệp tại một thị trường phức tạp, khó tính và đắt đỏ như Hoa Kỳ đòi hỏi ở doanh nghiệp xuất khẩu một nguồn lực dồi dào về cả nhân lực và tài chính mà xúc tiến thương mại và xuất khẩu chắc chắn sẽ không có hiệu quả và tốn kém vô ích khi bỏ ngang đường do thiếu vốn hoặc chỉ tiến hành được một vài hoạt động theo trào lưu và ngẫu hứng. Vì thế, doanh nghiệp nhất thiết phải cẩn trọng trong công tác chuẩn bị nguồn lực cần thiết cho một kế hoạch phát triển dài hơi.

[Để xem thêm các tin bài khác về Thị trường Hoa Kỳ, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 10/2013)

Bình luận hay chia sẻ thông tin