Cẩm nang sửa nhà – Bài 14: Hiệu ứng màu sắc của sơn, sự cố và giải pháp

Tháng Tám 15 03:50 2012

Các bạn đang xem “Bài 14: Hiệu ứng màu sắc của sơn, sự cố và giải pháp” trong loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem mục lục trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây.

Một số màu trông sẽ rất đẹp trong điều kiện ánh sáng ngoài trời nhưng khi sử dụng các nguồn sáng nhân tạo thì các màu đó cũng sẽ không còn chính xác như màu thật của nó. Do điều kiện ánh sáng có thể thay đổi rất nhiều nên màu sắc cũng sẽ ảnh hưởng tương ứng. Vì vậy trước khi quyết định sơn một màu, hãy đưa mẫu màu của bạn đến nhiều vị trí khác nhau trong phòng, đồng thời thử qua nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau như ban ngày/ buổi tối / trong ánh sáng mặt trời/ ánh sáng nhân tạo để có quyết định.

Ảnh hưởng của ánh sáng đến màu sắc

Một số màu trông sẽ rất đẹp trong điều kiện ánh sáng ngoài trời nhưng khi sử dụng các nguồn sáng nhân tạo thì các màu đó cũng sẽ không còn chính xác như màu sắc thật của nó. Do điều kiện ánh sáng có thể thay đổi rất nhiều nên màu sắc cũng sẽ ảnh hưởng tương ứng. Vì vậy trước khi quyết định sơn một màu, hãy đưa mẫu màu của bạn đến nhiều vị trí khác nhau trong phòng, đồng thời thử qua nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau như ban ngày/ buổi tối/ trong ánh sáng mặt trời/ ánh sáng nhân tạo để có quyết định chính xác nhất.

– Ánh sáng mặt trời cho màu sắc trung thực nhất. Sắc độ trắng được giữ nguyên còn sắc độ kem cho thấy có thêm một chút vàng

– Ánh sáng có đèn Tungsten (ánh sáng đèn trần) khiến màu vàng trở nên nhạt hơn, màu xanh lá trở nên xỉn hơn và màu hồng có thêm sắc đỏ, các màu trắng, kem, có thêm sắc vàng.

– Ánh sáng đèn Fluorescent (đèn ống) làm các màu sắc có thêm ánh xanh dương. Điều này khiến cho màu sắc chuyển sang tông lạnh hơn và màu xỉn hơn.

Thay đổi khung cảnh bằng màu sắc: Bằng cách dùng màu sáng tạo như khi trang điểm, bạn có thể làm thay đổi diện mạo của văn phòng, nhấn mạnh những ưu điểm để tôn thêm vẻ đẹp đồng thời khéo léo che lấp những hạn chế, khiếm khuyết của căn phòng

Để trần nhà trông cao hơn:
– Dùng màu sáng: Sơn trần bằng màu trắng và màu sáng là cách phổ biến để tăng thêm chiều cao cho căn phòng. Nếu tường được sơn bằng những màu sẫm, hiệu ứng tăng chiều cao cho căn phòng sẽ được tăng lên rõ rệt.

– Để tạo cảm giác cao hơn: Để tạo cảm giác cao hơn cho căn phòng bạn có thể dùng cách sơn tường nhà cùng sắc màu nhưng với độ đậm nhạt khác nhau, độ đậm nhất phần các gờ chân tường, nhạt dần khi hướng lên các phần tường bên trên và kết thúc với tông màu nhạt nhất nơi trần nhà.

Che lấp các khiếm khuyết: Các kiểu kiến trúc cóp gờ, lan can…chạy ngang tường có thể làm cho căn phòng có vẻ thấp đi. Để che lấp các khuyết điểm kiểu này bạn chỉ cần sơn chúng với cùng tông màu sơn tường.

Cách khống chế các kiểu kiến trúc rắc rối: Dùng một tông màu duy nhất với trần nhà nghiêng dốc, có mặt cắt chéo…sẽ rất khó phân định đâu là tường, đâu là trần. Bạn có thể loại bỏ khiếm khuyết này bằng cách đơn giản là chỉ dùng một màu duy nhất cho toàn bộ căn phòng.

Thay đổi cảm nhận khi căn phòng có dáng không chuẩn: Cuốn hút sự chú ý đến các bức tường bằng cách sơn chúng với màu sắc mạnh. Ví dụ để khắc phục khiếm khuyết của căn phòng hình chữ L bạn chỉ cần tạo ra liên kết cho hai bức tường đối diện bằng cách sơn chúng cùng một màu.

Điểm xuyến cho những căn phòng buồn tẻ:
– Để làm cho căn phòng bớt tẻ nhạt bạn hãy chọn vài chi tiết như khung cửa sổ hay đường viền chân tường và sơn chúng khác màu tường.

– Chỉ sơn một mặt tường duy nhất: Tạo sự phá cách giúp xóa nhòa sự buồn tẻ của căn phòng bằng cách sơn một mặt tường với màu sắc khác biệt so với các mặt tường.

Thêm ánh sáng và không gian cho những căn phòng nhỏ: Nên dùng màu sáng, màu trắng không phải là màu duy nhất có tác dụng này. Nhìn chung tất cả các màu có tông sáng, lạnh đều có thể làm cho căn phòng trông rộng và có nhiều ánh sáng hơn.

Nới rộng diện tích sàn: Hãy sơn sàn với màu nhạt và thuần khiết, sơn các gờ trang trí tường với màu khác. Điều này làm cho sàn có vẻ rộng ra, nhờ đó làm cho căn phòng trông cũng rộng hơn.

Làm rộng các mặt phẳng: Các mặt vách nhỏ sẽ có vẻ rông hơn nếu bạn sơn tất cả bằng một màu duy nhất . Dùng sơn trang trí trong nhà có độ láng bóng nhẹ nhàng, thanh thoát để giúp phát tán ánh sáng tốt hơn, nhờ đó tạo thêm độ rộng ảo cho căn phòng.

Sự cố và giải pháp:
Việc chuẩn bị một bề mặt tường hoàn hảo trước khi sơn là rất quan trọng, quyết định đến sự bền chắc của sơn tường. Hãy kiểm tra bề mặt tường cẩn thận để phòng tránh các khiếm khuyết thường gặp và áp dụng những giải pháp khắc phục theo hướng dẫn.

– Độ lấp nền kém:
+ Sơn chưa đủ lớp hoặc sơn quá mỏng
+ Màu sắc lớp nền sơn và màu sơn quá khác nhau.

Giải pháp:
+ Pha sơn theo đúng hướng dẫn trên vỏ thùng
+ Khuấy kỹ trước khi sử dụng
+ Sơn thêm một hoặc vài lớp nữa

– Bong tróc:
+ Bề mặt lớp sơn có nhiều bột, bụi hoặc tạp chất khác làm giảm độ bám dính của sơn.
+ Lớp sơn sau không tương thích với lớp sơn cũ. Nước ngấm dần dẫn tới bong tróc.

Giải pháp:
+ Vệ sinh kỹ bề mặt để loại bỏ toàn bộ bột bụi
+ Ngăn ngừa mọi nguồn nước ngấm, rò rỉ
+ Sử dụng sơn lót phù hợp, sơn lại bằng sơn phủ phù hợp của Nippon

– Phấn hóa (bột hóa):
+ Sơn trong nhà được đem sử dụng ngoài trời
+ Màu sơn bị lão hóa, sơn bị kiềm hóa (xuất hiện lớp muối phía trên)
+ Không sử dụng hoặc sử dụng sơn lót không đúng

Giải pháp:
+ Rửa sạch lớp bột phấn
+ Sử dụng sơn lót phù hợp.

– Nấm mốc:

+ Bề mặt cần sơn ở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bề mặt được sơn khi hơi ẩm bên trong còn nhiều
+ Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt

Giải pháp:
+ Dùng Nippon All-in-1để diệt nấm mốc. Chờ sau 1-2 ngày
+ Rửa sạch và sơn lại 1 lớp sơn Nippon- sơn lót trong nhà (Vinilex 5101 wall sealer)
+ Sử dụng sơn phải có khả năng chống nấm mốc cao như Nippon All-in-1

– Ngấm nước:
+ Do đường nước bị nứt/vỡ, do ống nối bị rò…hoặc bề mặt tường có độ ẩm quá cao
+ Do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hoặc do những lỗi khác trong quá trình xây dựng (nứt tường, ngấm ẩm từ nền móng hoặc bể nước…) là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố: bong tróc, nấm móc, loang ố…

 Giải pháp: Bề mặt để sơn cần được bảo đảm thật khô ráo. Cần loại trừ mọi nguồn gây ẩm- Khi bề mặt đã khô hoàn toàn nếu vẫn còn thấy vết nứt thì dùng thêm 1 lớp sơn Nippon – sơn lót trong nhà (Viniliex 5101 wall sealer)

– Vết cọ:
+ Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn
+ Sơn quá đặc (độ nhớt quá cao) nên khó thi công

Giải pháp:
+ Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau
+ Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng một hướng
+ Pha loãng sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Chảy màng sơn:
+ Sơn có độ đàn hồi kém
+ Màn sơn được thi công quá dày

– Pha sơn quá loãng

Giải pháp:
+ Xả bỏ toàn bộ phần màng sơn bị hỏng
+ Sơn lại bằng nhiều lớp sơn mỏng
+ Pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

– Nhăn màng sơn:
+ Màng sơn quá dày
+ Sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao
+ Sơn lớp sau khi lớp đầu chưa khô hoàn toàn

Giải pháp:
+ Xả bỏ hoàn toàn màng sơn bị hỏng
+ Sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn một lớp dày
+ Chỉ sơn lớp sau khi lớp đầu đã khô hoàn toàn.

[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: