Cẩm nang sửa nhà – Bài 39: Xử lí sự cố lớp mặt Granito

Tháng Chín 09 03:50 2012

Các bạn đang xem bài “Xử lí sự cố lớp mặt Granito” trong loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem mục lục trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây

Lớp mặt Granito là một loại lớp mặt tương đối kinh tế trong nhà hiện đại, trang trí nền sàn. Sự cố chất lượng công trình sàn Granito thường gặp trong thi công có thể tham khảo bảng sau để tiến hành xử lý.

1. Phồng dộp

Nguyên nhân:
Do số lớp Granito nhiều, không cùng thời gian, công nghệ vật liệu khác nhau, xử lý không tốt, đều có thể ảnh hưởng đến dính kết mà sinh ra phồng dộp. Biểu hiện chủ yếu của phồng dộp là: Dính kết giữa lớp tạo phẳng và lớp nền không chắc hoặc kết dính giữa lớp tạo phẳng và lớp mặt không tốt. Nguyên nhân chủ yếu gây nên phồng dộp là : Dọn không sạch sẽ lớp nền (hoặc lớp tạo phẳng), có bụi bẩm, phế liệu, ở lớp mặt (hoặc lớp tạo phẳng) quét không cẩn thận lớp vữa kết hợp

Phương pháp xử lý:
Phồng dộp lớp mặt, đặc biệt là phồng dộp có vết nứt trên diện tích lớn, ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng. Khi sửa chữa cố gắng để kích thước tẩm sửa sau vuông vức. Nếu có thể nên sửa cả tấm trong một ô vuông, hiệu quả tốt hơn. Cần chú ý cố gắng để màu sắc của lớp mặt sau khi sửa chữa giống như màu sắc lớp mặt cũ. Nếu khó làm, thông thường đục thành từng tấm trát lại, để khe nối tiếp cũ và mới thành hình chữ nhật vuông vức, tuy màu sắc có khác nhau, nhưng không ảnh hưởng lớp mĩ quan. Cấp phối, vật liệu màu, màu sắc và quy cách đá của lớp trang trí sửa chữa phải giống như cũ. Trước tiên có thể làm mấy mẫu theo các tỉ lệ khác nhau, thông qua so sánh quan sát thực tế, chọn cấp phối tương tự với nguyên dạng. Có thể quét trước keo 107 trên lớp nền để lớp mặt trang trí kết hợp chắc chắn với lớp nền.

2. Dải phân cách không hiện rõ

Nguyên nhân:
Khi rải lớp mặt bằng vữa xi măng đá, chiều dày quá cao, vượt quá dải phân cách tương đối nhiều; mài đá không kịp thời, để cường độ xi măng đá lớp mặt quá cao; lần đầu mài bóng, dùng số hiệu đá mài quá lớn, lượng mài mòn tương đối ít. Khi mài dùng nước quá nhiều, làm cho lượng mài mòn tương đối ít

Phương pháp xử lý:
Nếu dải phân cách không hiện rõ, có thể rắc một ít cát dưới đá mài, tăng lượng mài mòn, để tăng tốc độ mài, nhanh chóng mài ra các dải phân cách

3. Độ bóng bề mặt kém, lỗ rỗ nhiều

Nguyên nhân:
– Khi mài, quy cách đá mài không đều, sử dụng không tốt; số lần mài mòn không đủ (thông thường không được ít hơn 3 lần); khi mài chưa chú ý độ bóng của bề mặt; trước khi bôi sáp chưa quét dung dịch acid oxalic, hoặc rải trực tiếp acid oxalic dạng bột lên trên mặt nền tiến hành lau khô làm không đủ độ bóng.

– Trong quá trình mài bóng dùng phương pháp xoa vữa để bổ sung, xoa qua loa chưa lấp hết hết các lỗ rỗng

Phương pháp xử lý:
– Đối với bề mặt thô nhám, độ bóng kém, hoặc xuất hiện bề mặt Granite có vết từng mảng, phải dùng máy mài đá cứng mịn hoặc máy mài chạy dầu mài lại cho tới khi bóng mặt mới thôi.
– Nếu có nhiều lỗ rỗng, phải dùng lại phương pháp xoa bổ sung vữa, cho tới khi không còn lỗ rỗng sau khi mài

4. Vết nứt

Nguyên nhân:
Chất lượng thi công lớp nền không tốt, thời gian thi công vội vã kết cấu lún không ổn định; vật liệu lớp lót co ngót không ổn định, ống đường điện chôn ngầm quá cao, cố định vữa không tốt; lớp nền dọn không sạch sẽ; khe nối tấm sàn đổ không đặc chắc; tải trọng nền quá tập trung

Phương pháp xử lý:
Dùng máy mài mài toàn bộ nền cũ, loại bỏ bụi bẩn, dùng giẻ lau có dimethyl lau rửa hết dầu, sau đó quét epoxy resin, phủ cát. Ngày hôm sau loại bỏ cát không bám dính, sau đó quét một lượt epoxy resin.

[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: