Thị trường đồ gỗ, nội thất trong nước: Càng khó khăn, doanh nghiệp cần quản trị tốt thị trường trong nước

Tháng Mười Một 25 03:56 2014

Phản ánh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đồ gỗ, nội thất trong nước gần đây cho rằng, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tiếp tục giảm, thị trường gần như tụt dốc không phanh. Những doanh nghiệp từng “sống khỏe” với thị trường xuất khẩu cũng gần như tìm đường tháo lui khi nguồn vốn vay không hề dễ, những rủi ro đang tiềm ẩn ở xứ người ngày một cao. Nhiều hội thảo về lĩnh vực này gần đây cho rằng, lúc khó khăn các doanh nghiệp càng chú trọng hơn thị trường trong nước. Cần quản trị tốt tại thị trường trong nước thì sự tồn tại, phát triển sẽ bền vững hơn so với việc đi tìm cơ hội ở thị trường ngoài mà mình không nắm chắc.  

Cần lưu tâm thị trường trong nước

Theo số liệu thống kê, năm 2012 xuất khẩu đồ gỗ, nội thất đạt khoảng 4,6 tỉ USD. Còn số liệu từ các công ty khảo sát thị trường cũng như nhận định từ các chuyên gia trong ngành, sức tiêu thụ đồ gỗ, nội thất trong nước trong năm qua là hơn 2,5 tỉ USD. Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra là, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đang thuộc về các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 20%. Từ những con số trên có thể thấy rằng, tiềm năng thị trường đồ gỗ, nội thất trong nước là rất lớn. Vì nếu không có tiềm năng thì chẳng công ty nước ngoài, đa quốc gia nào lại cố công đầu tư, khai thác nhiều và lâu đến vậy. Một chuyên gia trong ngành đã ví von rằng: “Miếng bánh thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước rất ngon nhưng thời gian qua chúng ta đã lơ là để cho các công ty nước ngoài chia hết. Bây giờ đây quay về thị trường chỉ còn một phần nhỏ, các doanh nghiệp Việt vô tình đã tự làm khó mình…”. Cũng theo chuyên gia này, lúc này cần chăm chút hơn thị trường trong nước, bởi về trong nước là đa dạng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Bên cạnh đó nó sẽ hạn chế được rủi cho cho doanh nghiệp. Vì hiện tại đơn đặt hàng trong nước có giá trị không thua, thậm chí cao hơn đơn đặt hàng xuất khẩu. Một điều hiển nhiên nữa là, thị trường trong nước đã đủ lớn, đủ hấp dẫn doanh nghiệp Việt. Đồ gỗ, nội thất Việt đã đủ sức chinh phục được các thị trường vốn khó tính nhất của nước ngoài thì không lý do gì không được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Cần quản trị tốt tại thị trường trong nước thì sự tồn tại, phát triển sẽ bền vững hơn so với việc đi tìm cơ hội ở thị trường ngoài mà mình không chắc chắn. Đây quả là một nhận định rất xác đáng cho các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ, nội thất Việt hiện nay.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

Thi truong do go, noi that trong nuoc_01Hàng nội thất có giá trung bình hiện đang được ưa chuộng tại Hà Nam

Thực tế khó khăn…

Có lẽ vì quá say sưa với thị trường xuất khẩu, nên khi gặp sự biến động toàn cầu, các doanh nghiệp Việt quay về sân nhà đang đối diện với tình hình thị trường hết sức khó khăn. Trao đổi với nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thất tại khu vực TP.HCM, hầu như đơn vị nào cũng “la làng” trước tình hình kinh doanh đang ngày một khó như hiện nay. Cái khó ở đây không phải vì sự đầu tư, thiếu sản phẩm đẹp, chất lượng cao, thiếu công nghệ, nguyên vật liệu để sản xuất, mà cái thiếu lớn nhất của doanh nghiệp nội thất hiện nay là “thiếu người mua” vì phần lớn người tiêu dùng chưa quen với thương hiệu, chưa nhận diện được chất lượng sản phẩm.

Một doanh nghiệp kinh doanh nội thất trên đường 3-2, quận 10, cho biết: “Hàng nội thất của chúng tôi bây giờ giống như bị khủng hoảng thừa. Dù đã dùng đủ mọi cách như tăng giảm giá, khuyến mãi khủng…, vẫn không thấy khách đến. Chúng tôi không thiếu chế độ hậu mãi, không thiếu sản phẩm chất lượng mà chúng tôi đang thiếu người tiêu dùng biết sản phẩm mình, thương hiệu mình để mua…”. Không chỉ có đơn vị này mà phần lớn các đơn vị kinh doanh nội thất lớn khác trên cả nước cũng đang trong cơn lao đao vì thị trường hiện nay. So với trước đây hiện thị trường đã tụt giảm từ 60 đến 75%, hàng làm ra để tồn kho, bán hàng chỉ mong đủ lương để nuôi nhân viên và cầm chừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu cách đây vài ba năm, hầu như lúc nào cũng có đơn hàng cho các sản phẩm nội thất cao cấp, gỗ tự nhiên giá chí ít cũng từ 100 triệu đồng trở lên thì nay gần như hy hữu lắm mới có được hợp đồng. Theo các doanh nghiệp, thực tế này không phải thay đổi về thói quen tiêu dùng mà vì khi kinh tế khó khăn ai ai cũng phải thắt lưng buộc bụng. Thị trường khó, vốn vay cho phát triển kinh doanh không dễ, giá nhập nguyên vật liệu cần thiết lại cao, trong khi hàng bán ra không được, xuất khẩu cũng khó cạnh tranh, trong khi hàng trăm loại chi phí khác không hoạt động cũng phải đóng…đã làm các nhà sản xuất nội thất trong nước thật sự đang lao đao.

Thi truong do go, noi that trong nuoc_02

Nhận diện thương hiệu Hà Nam

Trước thực tế khó khăn trên, tại thị trường trong nước Hà Nam Group đang là một trong những doanh nghiệp đã trở bộ kịp thời, biết dựa vào người tiêu dùng Việt để tồn tại và phát triển. Nếu trước đây công ty chỉ chú tâm vào các mặt hàng nội thất là gỗ tự nhiên như trắc, gõ đỏ, mun sọc, cẩm lai, sản xuất ra những sản phẩm có giá thành trên vài trăm triệu đồng thì nay lại “mở hướng” sang những sản phẩm có giá trung bình. Ông Trần Tuấn Hùng – Tổng Giám đốc Hà Nam Group cho biết: “Sau khi chuyển hướng sang phân khúc sản phẩm có mức giá trung bình, trong năm qua sức mua đã có chiều hướng tăng trở lại, người tiêu dùng đã chia sẻ với doanh nghiệp hơn”. Cũng theo ông, từ đầu năm ông đã nhanh nhạy chuyển sang những sản phẩm có giá phù hợp hạng trung ngay lập tức đã làm người tiêu dùng dễ chịu hơn để mua sắm. Ông nói: “Nếu chúng tôi cứ chăm bẳm vào các sản phẩm cao cấp thì thật sự đến hôm nay không còn trụ nổi. Sản phẩm ván công nghiệp bây giờ chất lượng rất cao, đẹp và cũng bền không thua kém, nên cân đối giữa gỗ tự nhiên và sản phẩm từ công nghiệp, lúc khó khăn như thế này bà con mình vẫn tính cái nào thiết thực nhất để mua sử dụng và sản phẩm giá hàng trung và thấp đã được chấp nhận. Ông Hùng nói: “Khi kinh tế khó khăn thì phần lớn bà con mình lấy đâu ra nhiều tiền để mua những bộ nội thất có giá hàng trăm triệu trở lên. Vì vậy chúng tôi đã khu biệt về những sản phẩm có mức giá rẻ hơn để họ vừa sức mua sắm”. Có thể nói, hàng rẻ không phải là hàng kém chất lượng mà nó phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, có chất lượng với người tiêu dùng.

Được biết, hiện nay đến nội thất Hà Nam người tiêu dùng không chỉ được thụ hưởng các chế độ hậu mãi, giảm khá, khuyến mãi khủng mà sản phẩm nội thất ở đây thật sự có giá rất phù hợp. Được đầu tư bài bản, dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề, Hà Nam Group là một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất có quy mô lớn tại Việt Nam. Đến với nội thất Hà Nam là bạn khẳng định đẳng cấp, gu thẩm mỹ sang trọng và tinh tế, thể hiện sự thành đạt của gia đình bạn thông qua những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Khách hàng sẽ được tư vấn và thiết kế miễn phí sản phẩm nội thất sao cho phù hợp với ngôi nhà của mình. Đến đây để tìm hiểu và sở hữu sản phẩm nội thất Hà Nam người tiêu dùng sẽ an tâm về các tiêu chuẩn chất lượng gỗ, cũng như các phụ kiện đi kèm đạt chuẩn để kiến tạo ra một sản phẩm chắc chắn, bền đẹp, xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của làng đồ gỗ Việt.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Kênh phân phối nội địa”, vui lòng nhấn vào đây]

 

 

(Theo Sài Gòn Giải Phóng Online – 15/07/2013)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: