Các đặc tính tiền chế biến và những ứng dụng ngoại thất của gỗ cứng Hoa Kỳ (Phần 1)

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Trên thực tế, nhiều loại gỗ cứng Hoa Kỳ có thể được ứng dụng vào ngoại thất công trình nếu người thiết kế áp dụng kiểu thiết kế, lập chi tiết và kỹ thuật xây dựng đúng đắn. Ngoài ra, cũng cần lựa chọn các biện pháp sơ chế, chất bảo vệ vân gỗ thành phẩm và hệ thống phủ gỗ phù hợp, thích hợp với những điều kiện riêng biệt khi ứng dụng ngoại thất. Để có thể duy trì lớp vỏ bảo vệ gỗ bên ngoài, cần tiến hành chương trình bảo trì thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng.

Hãy khám phá từng chi tiết của hình ảnh trong bài viết
bằng cách nhấn vào ảnh để xem ở chế độ chất lượng cao

Mọi loại gỗ, gồm cả gỗ cứng Hoa Kỳ đều khác nhau về khả năng tự nhiên kháng nấm hại gỗ. Do đó, việc lựa chọn đúng đắn các biện pháp bảo quản sẽ giúp gỗ cứng Hoa Kỳ có độ bền lâu dài.

Bước đầu tiên, phải đảm bảo lượng độ ẩm trong quá trình sử dụng dưới mức 20%. Ở mức này, nấm hại gỗ không thể phát triển.

Bước thứ hai, cân nhắc khi lựa chọn và phải sử dụng các gỗ có độ bền tự nhiên. Ngoại trừ Sồi trắng, Óc chó và De vàng, hầu hết các loại gỗ cứng Hoa Kỳ trên thị trường đều bị xếp vào loại gỗ không bền.

Cuối cùng, khi độ ẩm trong quá trình sử dụng vượt quá 20% hoặc khi độ bền tự nhiên vốn có của gỗ không đạt yêu cầu, cần tiến hành sơ chế gỗ với các hóa chất (bảo quản) kháng lại hiệu quả các loại sâu hoặc côn trùng hại gỗ. Gỗ cứng Hoa Kỳ có thể đạt yêu cầu về mức thảm thấu và lưu trữ chất bảo quản do những tiến độ gần đây trong lĩnh vực quy trình sơ chế.

Các tiêu chuẩn châu Âu có liên quan

EN 350-2: 1994 liệt kê độ bền tự nhiên kháng sâu hại gỗ của một số loại gỗ cứng được nghiên cứu. Một hệ thống phân loại gồm năm cấp được áp dụng để xác định độ kháng sâu của tâm gỗ:

Nên tham khảo thêm nhóm kháng hại (hazard class) có liên quan theo tiêu chuẩn EN 335-2: 1992.

Hiệu ứng nền gỗ

Để gỗ cứng Hoa Kỳ đạt hiệu quả tối ưu, cần hiểu rõ hiệu ứng của từng loại gỗ cụ thể trong quá trình sơ chế cũng như hiệu ứng đối với lớp phủ gỗ.

Các nhân tố ảnh hưởng chính yếu là các chất chiết xuất gỗ tự nhiên có trong lớp gỗ nền. Những chất này tạo ra một số đặc tính như màu sắc, độ kháng nấm hại gỗ và độ hút hoặc thảy hơi ẩm.

Mọi loại gỗ cứng Hoa Kỳ đều khác nhau về màu sắc và các đặc tính tự nhiên. Sự cân bằng các đặc tính này có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể lên hình dạng cuối cùng của lớp phủ mờ gỗ. Vì màu tự nhiên của các loại gỗ cứng Hoa Kỳ có thể hòa tan (đến một mức độ nào đó) trong nước, rượu hoặc dung môi hữu cơ nên có thể gây ảnh hưởng đến một số quá trình sơ chế hoặc phủ gỗ.

Lấy gỗ Sồi đỏ Hoa Kỳ làm ví dụ, sự thay đổi về cả độ thẩm thấu lẫn độ lưu trữ có thể xảy ra khi sử dụng một chất bảo quản dạng dung môi hữu cơ, gây ra sự khác biệt trong độ khô của vật liệu sơ chế và vật liệu phủ gỗ. Cần cân nhắc tác động của lớp phủ gỗ, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống phủ gỗ có chứa nước vì điều này có thể ảnh hưởng đến độ bán dính của gỗ và làm đổi màu gỗ thành phẩm.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ cứng Hoa Kỳ”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo AHEC/ Hình ảnh được sưu tầm)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: