Cẩm nang sửa nhà – Bài 27: Xử lý sự cố công trình trát láng

Tháng Tám 28 03:50 2012

Các bạn đang xem loạt bài “Cẩm nang sửa nhà” để xem mục lục trong cẩm nang này, vui lòng nhấn vào đây

Công trình trát láng chỉ là lớp mặt vữa trát láng trên bề mặt tường trong, cột, trần và mặt tường ngoài, ban công, ô văng của công trình. Mục đích của trát láng là làm cho phòng bằng phẳng, sạch sẽ mỹ quan, cải thiện điều kiện lấy ánh sáng, tạo ra môi trường dễ chịu, đồng thời tăng khả năng giữ nhiệt, cách nhiệt, chống ẩm, cách âm. Trát tường ngoài là để công trình có khả năng chống phong hóa, đồng thời tăng cường cảm nhận nghệ thuật của công trình. Trong thi công công trình trát láng, một số sự cố có thể thể xảy ra sau thời gian sử dụng, các bạn có thể tham khảo nguyên nhân và cách xử lý như sau:

1. Nứt bong dộp

Nguyên nhân:
Vệ sinh lớp lót không sạch, nước tưới thấm không đều; mỗi lớp trát láng quá dày hoặc khoảng cách thời gian mỗi lớp quét quá ngắn; lớp vữa mất nước quá nhanh, hoặc bảo dưỡng không tốt, vật liệu lớp vữa lót quá kém, hoặc cấp phối không tốt, mặt trát vữa xi măng quá lớn không bố trí khe phân cách

Phương pháp xử lý: Thao tác đục bỏ trát lại chính xác
1. Kiểm tra phạm vi hư hỏng bong dộp, dùng búa nhỏ hoặc dao xây đập nhẹ bốn xung quanh chỗ hư hỏng, đục bỏ toàn bộ mặt trát không lien kết chắc chắn với lớp lót, cho đến mép đặc chắc đục không được thì thôi.
2. Làm sạch đáy, đục miệng. Làm sạch nền, nếu lớp nền phong hóa, kiềm hóa phải dùng đục bỏ đi; miệng đục nghiêng khoảng 150 vào trong, để lớp vữa mới và cũ ngàm với nhau, không nghiêng ra ngoài thành hình chiếc chậu, lớp mặt trang trí bốn xung quanh lỗ đục cũng cần cạo sạch, nếu lớp lót là khối gạch xây đục mạch gạch sâu 1~2cm để vữa chèn được vào trong mạch gạch, liên kết chắc chắn với mặt gạch.
3. Tưới nước. Tưới đẫm nước lớp lót và bốn xung quanh lỗ đục. Nước tưới đều đặn, cũng không nên quá nhiều, cũng không được phụt nước để tránh quá ướt, vữa lót khó khô, dính kết không tốt.
4. Trát lớp lót. Trát theo số lớp và chiều dày mỗi lớp của lớp trát cũ. Nếu lớp lót là khối xây gạch, vữa lớp đầu dùng vữa vôi 1:3 trát trên lớp lót của mặt gạch, đầu tiên trát chỗ tiếp xúc bốn xung Quanh, trát dần vào phía trong, khi trát cần ép chắc, chỗ tiếp xúc càng cần chắc chắn, xong lớp đầu trát lớp thứ hai.
5. Trát lớp phủ. Khoảng thời gian trát lớp phủ, xác định theo tình hình thực tế do điều kiện thời tiết và thành phần vữa, trên nguyên tắc để hai lớp lót khô được sáu bảy phần (dùng tay ấn nhẹ không có vết tay là được), thông thường khoảng 1~4h. Lớp phủ phải phẳng với lớp trát cũ, đồng thời chỗ liên kết dùng bàn chải chải nước để chắc và bóng

2. Nước mưa chảy ngược

Nguyên nhân:
Do mặt trát láng của bậu cửa sổ, mặt trên của lan can ban công ngoài cao, trong thấp, làm cho nước mưa chảy ngược vào trong nhà hoặc trên ban công

Phương pháp xử lý:
Đục bỏ lớp trát trát lại, để dốc ra phía ngoài; hoặc dùng cách tạo dốc, làm sạch mặt trát, sau đó quét lớp vữa xi măng, lại trát lớp phủ. Khi trát làm cho phía trong cao, phía ngoài thấp, tạo độ dốc ra phía ngoài.

3.Nước mưa làm bẩn mặt tường ngoài

Nguyên nhân:
Ở mái hiên và ban công nhà, phía dưới của mép ô văng, khi thi công chưa làm rãnh rỏ nước, làm cho nước mưa chảy theo mặt tường ngoài, khiến cho mặt tường có ngấn bẩn của nước mưa

Phương pháp xử lý:
Đục bỏ lớp trát trát lại, để dốc ra phía ngoài; hoặc dùng cách tạo dốc, làm sạch mặt trát, sau đó quét lớp vữa xi măng, lại trát lớp phủ. Khi trát làm cho phía trong cao, phía ngoài thấp, tạo độ dốc ra phía ngoài.

4. Hư hỏng do va đập

Nguyên nhân:
Do va đạp hoặc ma sát của đồ dùng gia đình, máy móc, thiết bị đối với mặt tường

Phương pháp xử lý:
Đầu tiên đục sát lớp vữa trát lót, xung quanh làm ấm bằng nước, sau đó trát phẳng như lớp trát cũ rồi quét lớp phủ

5. Mặt tường nổ vôi

Nguyên nhân:
Do vữa vôi trộn với vữa xi măng còn những hạt vôi sống chưa tôi hết, trát xong tiếp tục thủy hóa làm thể tích tăng lên, khiến cho nổ vôi ở bề mặt lớp trát

Phương pháp xử lý:
Loại bỏ vôi nổ trên mặt tường, dọn sạch sẽ, tiếp đó dùng mastic thạch cao làm phẳng, sau đó quét lớp phủ mặt

[Để xem các tin bài khác cùng chủ đề “Cẩm nang sửa nhà”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Nhà Đẹp kiến trúc)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: