Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Anh (Phần 3) – Quy định về bao gói, nhãn mác & Sở hữu trí tuệ

Tháng Bảy 18 03:56 2018

Các bạn đang theo dõi phần 3 của loạt bài “Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Anh”, để xem phần 2 vui lòng nhấn vào đây.

1. Quy định về bao gói và nhãn mác

Nước Anh yêu cầu hàng hoá phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Mặc dù đơn vị mét vẫn được dùng để đo kích thước và khối lượng hàng hoá nhưng việc sử dụng nhãn mác với cả đơn vị đo bằng mét và đơn vị đo tiêu chuẩn vẫn được cho phép sử dụng ở Anh.

Hình minh họa từ Internet

Yêu cầu về nhãn mác đối với thuốc trừ sâu

Ngoài việc tuân thủ Nghị định 91/414/ECC do cục liên bang môi trường ban hành, việc bán và sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu còn được quản lí bởi Hệ thống phân loại của cộng đồng chung Châu Âu (European Communities Classification) cũng như các quy định về bao gói và nhãn mác áp dụng với sản phẩm là thuốc trừ sâu ra đời năm 1994. Các sản phẩm thuốc trừ sâu bao gồm: chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng, chất diệt nấm, sơn khử mùi, chất bảo quản gỗ. Việc nhập khÈu và bán các sản phẩm này sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu không thông báo, kiểm tra, và không được sự cho phép của Cơ Quan về An Toàn Thuốc Trừ Sâu (Pesticide Safety Directorate Department).

Hình minh họa từ Internet

Yêu cầu về nhãn mác đối với hàng hóa là thực phẩm

Những sản phẩm không có xuất xứ Châu Âu và không được tự do lưu chuyển tại Châu Âu phải tuân theo những tiêu chuẩn về bao gói và nhãn mác. Những sản phẩm thức ăn dành cho người và động vật mà có chứa chất GM (GENNETICALLY MODIFIED) phải đựợc đóng nhãn mác một cách thích hợp. Để biết thêm thông tin về các quy định về bao gói và nhãn mác có thể vào Website của Cơ quan về tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm của Anh (UK Food Standard Agency).

Hiểu biết về nhãn mác thực phẩm

2. Quyền sở hữu trí tuệ

Luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Anh khá khắt khe, toàn diện và có hiệu lực mạnh mẽ. Nước Anh đã kí một loạt các công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm công ước về thành lập tổ chức thế giới về quyền sở hữu trí tuệ, công ước Pari về việc bảo hộ tài sản công nghiệp, công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Hiệp ước hợp tác về bằng sáng chế, công ước Geneva về sản phẩm máy ảnh ghi âm và công ước toàn cầu về bản quyền. Ở Anh, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ các quyền về bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu.

Hình minh họa từ Internet

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Anh”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 2013)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin