Các loại vật liệu thường sử dụng trong sản xuất đồ gỗ (Phần 2)

Tháng Hai 13 08:00 2018

Các bạn đang theo dõi phần 2 của loạt bài “Các loại vật liệu thường sử dụng trong sản xuất đồ gỗ”, để xem phần 1 vui lòng nhấn vào đây.

Gỗ công nghiệp

Trong sản xuất đồ gỗ, người ta thường dùng các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC chống ẩm, ván ép…

Tìm hiểu về MFC

MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine. Một số loại gỗ rừng được chuyên trồng để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ rồi kết hợp với keo và ép tạo độ dày. Quá trình sản xuất hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ đẹp, đồng thời bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện nay, khoảng 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng được làm từ gỗ MFC vì giá cả phù hợp, màu sắc lại đa dạng và phong phú. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, tủ bếp, vách khu vệ sinh thì nên sử dụng loại ván chống ẩm V313.

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, người ta khuyến khích sử dụng gỗ công nghiệp (trong đó có MFC) vì tính thân thiện với môi trường, do các sản phẩm này được sản xuất từ gỗ rừng trồng, có thể tái sản xuất, không hại đến những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu trái đất.

Ưu điểm

– Bề mặt bền (chống trầy, chống cháy)
– Giá thành rẻ hơn so với MDF veneer (60%)
– Màu sắc đảm bảo đồng nhất (do sản xuất sẵn từ nhà máy)
– Thời gian thi công nhanh thích hợp cho các dự án gấp (không phải sơn phủ hoàn thiện)

Nhược điểm

– Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ liền cao
– Đa số chỉ PVC chỉ có bề rộng 28mm nên hạn chế về độ dày mặt bàn (trừ 1 số màu mới có chỉ dày đến 55mm)
– Bề mặt không tự nhiên (trừ một số màu mới giống veneer)

Nên sử dụng các loại gỗ MFC dùng keo có chứa Formandehit. Với các sản phẩm sử dụng Formandehit, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy vì khi sử dụng sẽ bị cay mắt và cay mũi . Đây là do độc tố trong keo có hại cho sức khỏe.

Tìm hiểu về MDF

MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. Có 2 kiểu quy trình sản xuất MDF là quy trình khô và quy trình ướt.

Quy trình khô: keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn – sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải rồi cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ và độ dày của ván định sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép hai lần. Lần thứ nhất là ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ hai và lớp thứ ba. Lần ép thứ hai là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho bốc hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như khi làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Ưu điểm

– Độ bám sơn ,vecni cao.Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú
– Dễ gia công
– Cách âm, cách nhiệt tốt

Nhược điểm

Màu sơn dễ bị trấy xước, chịu nước kém

Ứng dụng

Tùy theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia, người ta có:

– MDF dùng trong nhà (nội thất) MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều
– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer).

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ nguyên liệu”, vui lòng nhấn vào đây].

 

(Nguồn: Tổng hợp/ Hình ảnh được sưu tầm)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: