Quan hệ kinh tế Đức với Việt Nam

Tháng Bảy 18 03:55 2018

1. Hợp tác thương mại
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại); và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, trao đổi thương mại song phương năm 2011 tăng mạnh bất chấp tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ châu Âu. Theo thống kê của Đức, kim ngạch XNK giữa 2 nước 6 tháng đầu năm 2011 đạt 3,73 tỷ USD, tăng gần 30%, trong đó Việt Nam xuất 2,64 tỷ USD, tăng 49,9%; dự báo cả năm 2011 kim ngạch 2 chiều có thể đạt 7 tỷ USD. Đây là mức trao đổi thương mại cao nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đức ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, sớm khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU nhằm tăng cường trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Hình minh họa từ internet

Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều. Bên cạnh đó, thái độ và chính sách của Đức đối với cộng đồng doanh nhân người Việt tại Đức tương đối thuận lợi. Mặc dù kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng và là bạn hàng quan trọng trong tương lai gần.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức theo thứ tự tổng trị giá là giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da v.v.., và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị kỹ thuật, ô tô, máy  dệt, dược phẩm, hóa chất.

Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Đức                                               Đơn vị tính: 1.000 USD

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

VN xuất

1.445.300

1.855.050

2.073.400

1.885.410

2.372.730

3.366.900

4.095.247

VN nhập

914.500

1.308.450

1.480.000

1.589.290

1.742.400

2.198.556

2.377.388

Kim ngạch XNK

2.359.800

3.163.500

3.553.400

3.474.700

4.115.130

5.565.456

6.472.635

Nguồn Tổng Cục Hải quan

 

              Top 5 – Mặt hàng XNK (2012)                                                                    Đơn vị tính: USD

Mặt hàng xuất khẩu

Mặt hàng nhập khẩu

Hàng dệt, may

601.150.697

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1.025.000.426

Điện thoại các loại và linh kiện

600.214.746

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

225.953.458

Giày dép các loại

410.258.711

Dược phẩm

115.467.624

Cà phê

296.249.465

Sản phẩm hóa chất

109.156.471

Hàng thủy sản

245.547.530

Ô tô nguyên chiếc các loại

75.614.168

Nguồn Tổng Cục Hải quan

Trong các nước EU và kể cả toàn châu Âu, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch ngoại thương Việt – Đức đóng góp 28% kim ngạch ngoại thương Việt Nam – EU. Nhiều doanh nghiệp Việt nam đã tham gia thường kỳ các triển lãm, hội chợ quốc tế tại Đức như Anuga Colonge, Tendence, Koblenz, Resale Frankfurt, EXPO Hannover. Thông qua các hội chợ, triển lãm này các doanh nghiệp Việt nam đã thiết lập được nhiều quan hệ bạn hàng, ký được nhiều hợp đồng với các nhà nhập khẩu Đức cũng như với các doanh nhân nước ngoài khác. Đứng đầu các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Đức là hàng dệt may. Tiếp theo là giầy dép, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, máy vi tính và linh kiện,…

Ngược lại, Đức cũng là nguồn cung cấp nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến cho chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt nam. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều tân dược, chất dẻo và nguyên liệu công nghiệp từ Đức. Mặc dù nhập khẩu từ Đức nhiều, Việt Nam vẫn liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước nhờ xuất khẩu đạt khá.

Các thuận lợi cơ bản:
– Thị trường Đức lớn và tương đối ổn định
– 
Sức mua của người tiêu dùng Đức lớn và đa dạng
– 
Một số sản phẩm Việt Nam như giầy dép, Việt Nam, máy tính,… đã thâm nhập tốt và khẳng định được vị trí trên thị trường Đức, góp phần bước đầu xây dựng uy tín của hàng hóa “Made in Việt Nam”
– 
Doanh nghiệp Đức có tập quán kinh doanh nghiêm  túc, làm ăn chắc chắn, có tính chiến lược và có kế hoạch dài hạn
– 
Đức có công nghệ hiện đại, khả năng cung cấp hàng hóa lớn với chất lượng cao
– 
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được quan hệ bạn hàng lâu dài, vững chắc với các doanh nghiệp Đức
Nhiều sản phẩm của Việt Nam được hưởng thuế ưu đãi GSP áp dụng chung trong toàn lãnh thổ EU
Đội ngũ kỹ sư, cán bộ Việt nam được CHDC Đức đào tạo và cộng đồng người Việt khá đông đang sinh sống làm ăn tại Đức
Mạng lưới  240 văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân từ 9/16 bang của Đức hoạt động rất tích cực tại Việt nam
Quan hệ chính trị Việt Nam – CHLB Đức phát triển tốt đẹp

Một số khó khăn:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường Đức nói riêng và EU nói chung ngày càng gay gắt và có chiều hướng bất lợi cho một số hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là sau khi Trung quốc gia nhập WTO và mới đây 10 nước Đông Âu gia nhập EU.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam  còn yếu về khả năng cạnh tranh và tính chuyên nghiệp trong thương mại quốc tế.

2. Hợp tác đầu tư
Là nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, Đức coi Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển nhanh ở Châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ). Nhiều tập đoàn hàng đầu của Đức (Siemens, Metro, Mercedes-Benz, Deutsche Bank, Allianz…) đã mở các cơ sở và cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn hai bên. Đức hiện (12/2012) có 240 doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam với 196 dự án FDI có tổng vốn đăng kí hơn một tỷ USD, đứng thứ 22/98 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2012, Đức có 9 dự án FDI có tổng số vốn đăng kí lên tới 39 triệu USD. Trên ¾ số dự án và 2/3 số vốn đầu tư của Đức vào Việt Nam tập trung vào các ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ kĩ thuật, thông tin truyền thông, ngân hàng, bảo hiểm. Hiện 26 tỉnh, thành của Việt Nam đã tiếp nhận FDI của Đức, chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Một số tập đoàn lớn của Đức đã đầu tư vào Việt Nam như Metro, Siemens, Deutsche Bank, Bayer …

Hình minh họa từ internet

Một số tập đoàn đa quốc gia của Đức đã có đầu tư tại Việt Nam như: Daimler-Chrysler (sản xuất ô tô Mercedes-Benz), B.Braun (sản xuất thiết bị y tế), Messer (tách hóa lỏng khí phục vụ luyện kim)…

Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 11 dự án đăng ký đầu tư sang Đức với tổng vốn đăng ký là 30,95 triệu USD, trong đó số vốn của các nhà đầu tư Việt Nam là 21,44 triệu USD. Một số dự án tiêu biểu là Công ty Liên doanh Nhà Việt (VietHaus) có tổng vốn đầu tư là 9,4 triệu USD; dự án Chi nhánh Vietinbank tại Đức, cấp phép ngày 19/1/2011, tổng vốn đăng ký là 7,504 triệu USD; dự án mua và sửa chữa bất động sản làm trụ sở phục vụ Văn phòng đại diện của Ngân hàng Công Thương với tổng số vốn đăng ký là 2,117 triệu USD; dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ của công ty Nam Bằng có tổng vốn đầu tư là 1,34 triệu USD[8]… Tuy các dự án đầu tư không nhiều và tổng vốn đầu tư chưa cao nhưng đã thể hiện quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường EU nói chung và Đức nói riêng. Đây sẽ là những công ty mở đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Đức và EU.

Hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh sôi động hơn. Bên cạnh Dễn đàn Doanh nghiệp Việt- Đức với sự tham dự của nhiều tập đoàn hàng đầu Đức nhân chuyến thăm Việt Nam của T.Tg A.Merkel, hai nước đã phối hợp tổ chức các sự kiện tiếp xúc thu hút nhiều doanh nghiệp hai nước tham dự như Diễn đàn Đầu tư – Thương mại Việt Đức tại Hamburg, Hội thảo ‘Tiêu điểm Việt Nam’ ở Berlin; các bộ và bang của Đức (như Bộ Kinh tế liên bang, bang Sachsen, Brandenburg, Bayern,…) cử đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam tìm cơ hội đầu tư.

3. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
* Quan hệ hợp tác phát triển:
Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp trên 1 tỷ Euro cho các dự án ODA tại Việt Nam.
ODA của Đức tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau đây:
– Hỗ trợ cải cách kinh tế, phát triển kinh tế bền vững.
– Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm cung cấp nước và xử lý nước và rác thải.
– Y tế, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS.

Về hình thức viện trợ: Chính phủ Đức một mặt vẫn duy trì các khoản viện trợ truyền thống, mặt khác mở ra một kênh vay vốn mới là vốn vay phát triển. Nguồn vốn này gồm 50% do Chính phủ Đức tài trợ thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, 50% còn lại được Ngân hàng Tái thiết Đức huy động trên thị trường với lãi suất niêm yết từng thời kỳ.

Về quy mô cam kết:  Đức cam kết cung cấp 283,8 triệu Euro ODA cho Việt Nam trong năm 2011-2012, trong đó 257,5 triệu Euro vay ưu đãi và 26,3 triệu Euro viện trợ không hoàn lại. ODA của Đức chủ yếu dành cho: (i) Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; (ii) Đào tạo nghề; (iii) Y tế. Một số dự án sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của Đức đang được tích cực triển khai như tuyến tàu điện ngầm số 2 ở TP Hồ Chí Minh (hơn 1 tỷ Euro chia làm nhiều gói dự án), nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV (200 triệu Euro), tăng cường y tế cấp tỉnh (21,4 triệu Euro), cải cách giáo dục và đào tạo nghề (21 triệu Euro), bảo vệ rừng đước duyên hải đồng bằng sông Cửu Long (13,5 triệu Euro), xử lí nước thải (26 triệu Euro),v.v…

* Quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch:
– Văn hóa:
Năm 1990, Việt Nam và Đức ký Hiệp định Hợp tác văn hóa tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác và trao đổi văn hóa giữa hai nước. Năm 1997, Đức thành lập Trung tâm văn hóa Đức tại Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm giới thiệu văn hóa Đức và giảng dạy tiếng Đức tại Việt Nam. Hàng năm, nhiều đoàn nghệ thuật Việt Nam sang Đức biểu diễn phục vụ bà con Việt Kiều, giới thiệu nền nghệ thuật Việt Nam tới công chúng Đức.

Hình minh họa từ internet

– Hợp tác giáo dục và đào tạo:
Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Hàng năm, Đức cấp cho Việt Nam nhiều học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, hiện có khoảng 300 nghiên cứu sinh Việt Nam nhân học bổng của Đức đang học tập và nghiên cứu tại Đức. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của hai nước đang tích cực triển khai Chương trình đào tạo 85 nghiên cứu sinh/năm tại bang Hessen của Đức.

Dự án quan trọng của hai nước trong lĩnh vực này là Trường Đại học Việt- Đức, được thành lập từ tháng 9/2008 tại Tp. Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức DAAD và bang Hessen (Đức). Trường hoạt động theo mô hình của đại học Đức và đạt chuẩn quốc tế về chất lượng. Đức cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng một Trung tâm dạy nghề xuất sắc trên cơ sở mô hình đào tạo nghề song ngành vốn rất thành công của Đức. Đức cam kết tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam.

Ngoài ra, Đức còn có chương trình dạy thí điểm tiếng Đức là ngoại ngữ hai tại một số trường phổ thông tại Hà Nội như trường THPT Việt – Đức, trường THPT chuyên ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Phía Đức cũng hỗ trợ các cơ sở đào tạo tiếng Đức tại Việt Nam về trang thiết bị đào tao, cung cấp giáo viên bản ngữ và cấp học bổng cho giáo viên cũng như các sinh viên, học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc.

– Quan hệ hợp tác khoa học- kỹ thuật:
Trước năm 1995, hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và CHLB Đức được thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên cứu với sự tài trợ của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD), Quỹ khoa học trẻ Alexander & Humboldt, Quỹ đào tạo chuyên gia trong ngành công nghiệp (CDG), Quỹ phát triển (DSE)…

Kể từ sau khi ký Nghị định thư hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) năm 1997, hợp tác về khoa học, công nghệ giữa hai nước đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành và triển khai các dự án nghiên cứu chung với sự tham gia của các chuyên gia hai bên. Hiện nay, Việt Nam là một trong ít nước ở Châu Á có chương trình hợp tác tương đối lớn với Đức về khoa học-công nghệ. Năm 2011, hai nước đã cơ bản thống nhất để sớm kí Hiệp định mới về hợp tác KHCN để tạo cơ sở pháp lí thúc đẩy hợp tác an ninh trong lĩnh vực này.

Một số chương trình, dự án hợp tác điển hình:

+ Bộ KHCN và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức ký Bản ghi nhớ về việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học tháng 9/2000, theo đó Đức đào tạo 15 tiến sĩ cho Việt Nam trong lĩnh vực này với tổng kinh phí 3,6 triệu Euro trong thời gian từ 2003-2008. Hiện 15 tiến sỹ được đào tạo trong chương trình này đang làm việc tại các cơ sở nghiên cứu của ta, góp phần phát triển ngành công nghệ sinh học của Việt Nam.

+ Bộ KHCN và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu môi trường và xử lý nước thải tháng 10/2005, theo đó Đức cấp khoảng 23 triệu Euro cho Chương trình hợp tác nghiên cứu này.

+ Ngoài ra, phía Đức đã cử một số chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm sang công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ của Bộ KHCN để hỗ trợ thường xuyên về nghiên cứu chính sách trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cho Việt Nam“ v.v…

– Quan hệ hợp tác quốc phòng:
Quan hệ hợp tác về quốc phòng hai nước có những bước triển tích cực trong những năm qua. Từ 2003, Việt Nam cử Tùy viên Quốc phòng tại Berlin và Đức cử Tùy viên Quốc phòng tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam.

Tháng 10/2004, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Đức. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết thỏa thuận về việc Đức giúp Việt Nam đào tạo một số sĩ quan quân đội. Kể từ đó, hai bên tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng hàng năm. Từ 2005 đến nay đã có 6 đoàn của Bộ Quốc phòng Đức thăm Việt Nam và 14 đoàn Việt Nam thăm Đức.

Năm 2011, Việt Nam cử 5 đoàn thăm Đức theo lời mời của Bộ Quốc phòng Đức và hai đoàn Đức thăm Việt Nam. Ta cũng cử 37 đoàn sang Đức dự huấn luyện, hội thảo, hội nghị, triển lãm liên quan tới Quốc phòng. Việt Nam sử dụng hết 6 suất học bổng quân sự của mình năm 2012; các lưu học sinh quân sự học tập tốt, trong đó 3 đồng chí đã tốt nghiệp về nước. Hợp tác công nghiệp quốc phòng từng bước mở rộng, một số công ty quốc phòng Đức (MEDAV, Diehl Defence…) đã sang Việt Nam tìm đối tác kinh doanh, liên kết. Hợp tác an ninh tiếp tục triển khai theo thỏa thuận, thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ phòng chống tội phạm nguy hiểm và xuyên quốc gia.

– Quan hệ hợp tác với các Bang:
Bên cạnh quan hệ với Việt Nam ở cấp Chính phủ, các tiểu Bang ở Đức rất chủ động tăng cường hợp tác với Việt Nam. Đến nay, ta đã đón nhiều Lãnh đạo các tiểu Bang của Đức sang thăm Việt Nam như Thủ hiến Bang Brandenburg (2005), Bayern (2007), Mecklenburg-Vorpommern (2007), Hessen (2008), Baden – Württemberg (2010), Sachsen (2011). Trong quan hệ hợp tác với Đức và các tiểu bang, ta tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thế mạnh của Bạn như văn hóa – giáo dục, khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giao thông vận tải. Một số dự án tiêu biểu trong hợp tác với các Bang là Trường Đại học Việt – Đức (hợp tác với Bang Hessen), dự án đường sắt “Vietnamese Green Line” (hợp tác với Bang Brandenburg) với mục tiêu nâng tốc độ của tàu lên 160km/h mà không phải thay đổi khổ đường sắt hiện nay nhằm tiết kiệm chi phí.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Đức”, vui lòng nhấn vào đây]

(Nguồn: ttnn.com.vn – 2012)

Bình luận hay chia sẻ thông tin