Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ (Phần 2)

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Bạn đang theo dõi phần 2 của loạt bài “Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ”, để theo dõi phần 1 vui lòng nhấn vào đây.

Phần 2. Tổng quan tình hình kinh tế, thương mại và đầu tư

 1. Kinh tế

Tổng quan tình hình phát triển kinh tế

Hoa Kỳ là một nền kinh tế mạnh, đa dạng, và có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, là một trong số các quốc gia công nghiệp lớn nhất. Với nền kinh tế định hướng thị trường, các công ty kinh doanh và các công ty tư nhân đóng vai trò quyết định. Chính phủ là một khách hàng lớn nhất hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu của chính phủ tại thị trường tư nhân. Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới, tới 13.807 tỉ USD trong năm 2007. GDP bình quân đầu người cao, khoảng 44.000 USD. Theo số liệu thống kê vào tháng 6 năm 2007, tổng nợ nước ngoài của Hoa Kỳ là 12.000 tỉ USD, tương đương 88% GDP của nước này.Năm 2009 GDP của Mỹ là 14,26 nghìn tỷ USD (tỷ giá chính thức), thu nhập bình quân đầu người đạt 46.000 USD (năm 2008 là 47.700 USD). Năm 2011 GDP đạt 14,66 nghìn tỷ USD, thu nhập bình quân đạt 47.200 USD.

Hình minh họa từ internet

Cơ sở công nghiệp của Hoa Kỳ rất đa dạng. Các ngành công nghiệp chủ yếu là các ngành sản xuất sắt, thép, xe hơi, cơ khí điện và điện tử, chế biến thực phẩm, hóa chất, xi măng, nhôm, công nghiệp chế tạo máy bay, viễn thông, dệt, may mặc và hàng tiêu dùng. Sản xuất điện năng đạt 3,62 nghìn tỷ kwh, tiêu thụ 3,36 nghìn tỷ kwh; xuất khẩu điện năng 12,8 tỷ kwh; điện nguyên tử 18,61%, thủy điện 9%. Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn. Trên 3/4 lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Khu vực tài chính, bảo hiểm và ngân hàng đóng vai trò quan trọng. Phố Wall ở New York là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Chính sách kinh tế của Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Cơ cấu kinh tế: Trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ hiện nay, có tới 76,6% GDP được tạo ra từ các ngành dịch vụ, trong khi đó công nghiệp chỉ chiếm 22,2%, và nông nghiệp chỉ đóng góp 1,2%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ có xu hướng tiếp tục tăng trong các năm tới.

Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la. Hiện nay, mỗi năm Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng trên 400 tỷ USD dịch vụ.

Dịch vụ

Ngành dịch vụ của Hoa Kỳ bao gồm ngân hàng, bất động sản, khách sạn và kế toán chiếm hơn 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống.  12Ngành Dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch chứng khóan NewYork đựợc đặt tại thành phố NewYork là sàn giao dịch lớn nhất thế giới tính về giá trị giao dịch và đứng thứ 2 thế giới về số lượng các công ty niêm yết.

Hoa Kỳ cũng duy trì được trạng thái thặng dư trong thương mại dịch vụ – thặng dư 79,7 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Loại hình dịch vụ xuất khẩu lớn nhất của Mỹ là hoạt động du lịch của khách du lịch nước ngoài đến Mỹ, đạt 85,8 tỷ đô-la trong năm 2007.  Trong năm 2010 ngành dịch vụ của Hoa Kỳ chiếm 76,6% GDP (ước đạt 11,290 nghìn tỷ USD) tăng 3% so với năm 2009.

Công nghiệp:

Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, và đã nhanh chóng lan sang nước Mỹ. Năm 1860, khi Abraham Lincoln được bầu làm tổng thống, 16% dân số nước Mỹ sống ở đô thị, và một phần ba thu nhập quốc dân là từ ngành công nghiệp chế tạo. Nền công nghiệp được đô thị hóa ban đầu chỉ giới hạn ở vùng Đông Bắc; sản xuất vải bông là ngành công nghiệp hàng đầu, tiếp đến là các ngành sản xuất giầy, vải len và chế tạo máy cũng được mở rộng.

Ngày nay, Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 3,268 nghìn tỷ đô-la trong năm 2010. Tuy nhiên nền công nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thế giới do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản. Các phát minh, sự phát triển, và các trùm tư bản Sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau cuộc Nội chiến đã đặt nền móng cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại Hoa Kỳ. Sự bùng nổ các phát minh và sáng chế mới xuất hiện, gây ra những biến đổi sâu sắc đến mức một số người đã gọi các thành quả này là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”. Dầu mỏ được khám phá ở phía tây Pennsylvania. Máy chữ được phát triển. Toa xe lửa có máy lạnh được đưa vào sử dụng. Điện thoại, máy hát và đèn điện được phát minh. Tới đầu thế kỷ XX, ô tô thay thế cho xe kéo và con người có thể bay bằng máy bay.

Song song với những thành quả đó là sự phát triển hạ tầng cơ sở công nghiệp quốc gia. Than đá được phát hiện với trữ lượng lớn ở dãy núi Appalachian chạy từ phía nam Pennsylvania cho đến Kentucky. Các mỏ sắt lớn được khai thác ở vùng Thượng Hồ (Lake Superior) thuộc phía trên của miền Trung Tây. Các nhà máy phát triển mạnh tại những nơi mà hai loại nguyên liệu thô quan trọng trên có thể cùng được đưa vào để sản xuất ra thép. Các mỏ đồng và bạc, tiếp đến là các mỏ chì và nhà máy xi măng, cũng được mở ra. Khi ngành công nghiệp phát triển mạnh lên, thì kèm theo nó là các phương pháp sản xuất hàng loạt ra đời. Frederick W. Taylor là người đi đầu trong lĩnh vực quản lý khoa học vào cuối thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế Mỹ đã phát triển vững mạnh trong thế kỷ XX thì hình ảnh người có vai vế giàu có dựa vào kinh doanh đã mất đi vẻ hào quang rực rỡ như một lý tưởng Mỹ. Sự thay đổi căn bản xảy ra với việc xuất hiện tập đoàn kinh doanh, ra đời đầu tiên trong ngành công nghiệp đường sắt và sau đó ở tất cả các lĩnh vực khác. Các nhà đại tư bản kinh doanh bị thay thế bởi “các chuyên gia công nghệ”, các nhà quản lý lương cao – những người trở thành lãnhđạo các tập đoàn. Ngược lại, sự lớn mạnh của tập đoàn lại làm gia tăng phong trào công nhân có tổ chức, nó có vai trò như một lực lượng đối trọng với quyền lực và ảnh hưởng của doanh nghiệp. Cách mạng khoa học công nghệ của những năm 1980 – 1990 mang lại một nền văn hóa kinh doanh mới, lặp lại kỷ nguyên của các trùm tư bản. Bill Gates, nhà lãnh đạo hãng Microsoft, đã xây dựng một cơ đồ bao la về phát triển và bán các phần mềm máy tính. Gates đã tạo ra một đế chế có khả năng sinh lợi nhuận đến mức vào cuối những năm 1990, công ty của ông bị kiện ra tòa và bị buộc tội đe dọa các đối thủ cạnh tranh và tạo ra độc quyền theo điều luật chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ.

Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ hiện nay bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ.

Nông nghiệp

Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô…). Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Trong những năm gần đây, giá trị thị trường của sản lượng nông nghiệp Mỹ đã đạt hơn 200 tỷ đô-la, bao gồm 45 tỷ đô-la từ thịt gia súc và da bò; gần 40 tỷ đô-la từ các loại hạt như ngô, lúa mì và các loại hạt dầu như đậu nành; gần 24 tỷ đô-la từ gia cầm và trứng; 20 tỷ đô-la từ sữa và các sản phẩm bơ sữa và 12 tỷ đô-la từ cừu và lợn.

Mặc dù Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản. Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 – 80 tỉ USD mỗi năm.Theo số liệu năm 2009, Hoa Kỳ xuất khẩu 98,45 tỷ đô-la, trong năm 2010 giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng này đạt 103,12 tỷ USD, trong đó, phần lớn nhất được xuất sang các nước Châu Á, mặc dù Canada và Mêhicô là hai thị trường có đóng góp lớn nhất  15trong sự tăng trưởng mới đây của xuất khẩu nông sản. Khoảng ¼ sản lượng đầu ra của các nông trại Mỹ được xuất khẩu. Lương thực được sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng cao, phong phú và giá cả phải chăng. Nền nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.

 2. Thương mại

Hoa Kỳ cũng được coi là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, công nghệ, và là thị trường quan trọng nhất để phát triển kinh tế của cả thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Hoa Kỳ bao gồm máy móc, thiết bị, ô tô, linh kiện và vật liệu công nghiệp, hàng tiêu dùng, nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế, máy móc, ô tô, hàng tiêu dùng, vật liệu công nghiệp, thực phẩm và đồ uống.

Các bạn hàng chính: Hoa Kỳ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hoa Kỳ là một trong ba nước thành lập ra Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hoa Kỳ cũng ký hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước, và dành ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mehico là hai nước thành viên của NAFTA.

Hình minh họa từ internet

Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhẩy vọt. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2009 đã tăng 65 lần so với trước khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, đạt khoảng 11,36 tỷ USD, Năm 2010, kim ngạch thương mại hai nước đạt trên 18 tỷ USD tăng gần 160% đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.

 3. Đầu tư

Mới chỉ 20 năm về trước, nước Mỹ là một chủ nợ. Nhưng giờ đây, người khổng lồ này đang trở thành một “siêu cường vay nợ”.

Nước Mỹ đã tiêu dùng nhiều hơn thu nhập của họ. Đất nước này đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, mua sắm nhiều hơn sản xuất. Thậm chí Trung Quốc, nước có “lý do chính đáng” để đầu tư trong nước nhằm nâng cao mức sống của người dân, cũng đổ tiền đầu tư vào Mỹ. Sự phụ thuộc vào tài chính của nước ngoài báo hiệu một “tương lai kém thịnh vượng hơn” đối với nước Mỹ. Hoặc là nước ngoài sẽ quyết định giữ lại nhiều tiền hơn và khiến Mỹ phải cắt giảm những khoản đầu tư cần thiết để khuyến khích sự tăng trưởng trong dài hạn, hoặc họ sẽ tiếp tục cho Mỹ vay, và rồi giành lấy phần bánh to hơn bao giờ hết trong lợi nhuận tương lai của Hoa Kỳ.

Kết quả thống kê của chính phủ Hoa Kỳ như một lời cảnh báo. Trong nhiều năm, nước Mỹ đã đạt được doanh thu nhiều hơn từ các nhà máy, bất động sản, cổ phiếu và tài khoản ngân hàng mà người Mỹ sở hữu ở ngoại quốc nhiều hơn những nhà đầu tư nước ngoài kiếm được từ những khoản đầu tư lớn hơn trên đất Mỹ. Nước Mỹ, vốn được xem như là một thị trường tiền tệ an toàn đối với phần còn lại của thế giới, xem ra giờ đây chỉ giúp họ thu được những khoản lợi nhuận tuy an toàn nhưng khiêm tốn. Năm 2010, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Hoa Kỳ nhận được đạt 171 tỷ USD, lượng vốn nước này đầu tư ra hải ngoại là 230 tỷ đô-la.

4. Cơ sở hạ tầng kinh tế

Thông tin liên lạc
– Điện thoại cố định: 163.000.000 (2007)
– Điện thoại cầm tay: 270 triệu (2008)
– Số người sử dụng internet: 231 triệu (2008)
– Số trang chủ: 439 triệu (2010)

Giao thông vận tải
– Đường sắt (2007): 226.427 km
– Đường bộ: 6.505.204 km (2008)
– Đường thủy: 41.009 km (2008) (trong đó 19.312 km sử dụng trong hoạt động thương mại)
Lưu ý: 3.769 km đường bờ biển Saint Lawrence bao gồm cả sông Saint Lawrence dài 3.058 km chung với Canada
– Đường ống (2007): Dẫn gas 548.655 km; sản phẩm hóa dầu: 244.620 km
– Đội tàu biển (2005): 470 chiếc (trọng tải 1.000 GRT trở lên)
– Cảng và hải cảng: Corpus Christi, Duluth, Hampton Roads, Houston, Long Beach, Los Angeles, New Orleans, New York, Philadelphia, Tampa, Texas City. Chú ý: 13 cảng nằm ở phía bắc New Orleans (phía Nam cảng Louisiana) trên sông Mississippi, lượng hàng hóa lưu chuyển ở đây là 290.000.000 tấn hàng năm.

Hình minh họa từ internet

5. Các chỉ số kinh tế, thương mại cơ bản

 Thống kê:
– Năm tài chính: 1 tháng 10 – 30 tháng 9
– GDP : 14,66 nghìn tỷ USD (năm 2010 – theo tỷ giá chính thức)
– GDP đầu người (PPP): 47.200 USD (ước 2010)
– Tăng GDP: 2,8 % ( năm 2010)
– GDP theo lĩnh vực: nông nghiệp: 1,2%; Công nghiệp: 22,2%; dịch vụ: 76,6%
– Tỷ lệ lạm phát: 1,6% (năm 2010)
– Lực lượng lao động: 153,9 triệu (gồm cả lực lượng thất nghiệp) (2010)
– Theo nghề nghiệp:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá : 0,7 %
+ Sản xuất, khai thác, vận chuyển, và hàng thủ công: 20,3%
+ Quản lý, chuyên nghiệp, và kỹ thuật: 37,3%
+ Bán hàng và văn phòng: 24,2 %
+ Các dịch vụ khác: 17,6%
+Tỷ lệ thất nghiệp: 9,3% (ước 2010)

Ngành công nghiệp: dầu mỏ, thép, motor, vũ trụ, viễn thông, hóa học, điện tử, chế biến thức ăn, hàng tiêu dùng, gỗ, khái thác mỏ, công nghiệp quốc phòng 

Thương mại:
– Xuất khẩu: $1,289 tỉ USD (ước 2010)
– Mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, trái cây, bắp) 9,2%, vật tư công nghiệp (hóa chất hữu cơ) 26,8%, hàng hóa vốn (bóng bán dẫn, máy bay, phụ tùng xe cơ giới, máy tính, thiết bị viễn thông) 49,0%, hàng tiêu dùng (xe ô tô, thuốc chữa bệnh) 15.0%
– Đối tác xuất khẩu: Trung Quốc 19,5%, Canada 14,2%, Mexico 11,8%, Nhật Bản 6,3%, Đức 4,3% (2010)

– Nhập khẩu: 1,935 tỉ USD (2010)
– Các mặt hàng: sản phẩm nông nghiệp 4,9%, vật tư công nghiệp 32,9% (dầu thô 8,2%), hàng hóa vốn 30,4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận động cơ xe, máy móc văn phòng, điện máy móc), hàng tiêu dùng 31,8% (xe ô tô, quần áo, thuốc men, đồ nội thất , đồ chơi)
– Các đối tác chính: Trung Quốc 19,5%, Canada 14,2%, Mexico 11,8%, Nhật Bản 6,3%, Đức 4,3% (2010)

Tài chính công:
– Nợ công: 14,71 nghin tỉ USD (tính đến 30 tháng 6 năm 2011)
– Thu ngân sách: 2,162 nghìn tỷ USD(ước 2010)
– Chi ngân sách: 3,456 nghìn tỷ USD (ước 2010)
– Viện trợ phát triển: ODA $19 tỉ, 0.16% of GDP (2004)

 6. Quan hệ quốc tế

Hoa Kỳ tham gia các tổ chức quốc tế sau: AfDB, ANZUS, APEC, Arctic Council, ARF, AsDB, ASEAN (thành viên đối thoại), Australia Group, BIS, CBSS (quan sát viên), CE (quan sát viên), CERN (quan sát viên), CP, EAPC, EBRD, FAO, G-5, G-7, G- 8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, MINUSTAH, NAFTA, NAM (khách mời), NATO, NEA, NSG, OAS, OECD, OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, PIF (đối tác), SPC, UN, UN Security Council, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNITAR,UNMEE, UNMIL, UNMOVIC, UNOMIG, UNRWA, UNTSO, UPU, WCL, WCO, WHO, WIPO, WMO, WTO, ZC

[Để xem thêm các tin bài khác về Thị trường Hoa Kỳ, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 2011)

Bình luận hay chia sẻ thông tin