Hồ sơ thị trường Nhật Bản (Phần 4)

Tháng Bảy 18 03:55 2018

Bạn đang theo dõi phần 4 của loạt bài “Hồ sơ thị trường Nhật Bản”, để theo dõi phần 3 vui lòng nhấn vào đây.

Phần 4. Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Nhật Bản

1. Các quy định về xuất nhập khẩu

Hầu hết hàng hóa đều được nhập khẩu vào Nhật Bản mà không cần giấy phép ngoại trừ các mặt hàng thuộc Hệ thống hàng cấm nhập khẩu (một số hoá chất, vũ khí). Những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam rõ ràng hoàn toàn không nằm trong danh sách hàng cấm nhập khẩu của Nhật Bản.

Thủ tục hải quan 

Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tại Hải quan. Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu phải đóng thuế và các khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập khẩu. Quá trình xin cấp phép phổ biến hiện áp dụng cho hơn 90% lượng hàng nhập khẩu vào Nhật. 

Bộ tờ khai hải quan (theo qui định tại Luật hải quan điều 67 tới điều 72) phải được điền đầy đủ thông tin liên quan; đối tượng đứng ra khai là nhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu khai vào 3 mẫu tờ khai C-5020 và nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau:

Hình minh họa từ internet

– Hoá đơn thương mại
– Vận đơn
– Giấy chứng nhận xuất xứ – CO (Với các quốc gia thuộc diện được hưởng ưu đãi của Hệ thống ưu đãi phổ cập sử dụng Mẫu A)
– Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm,…và những giấy tờ liên quan cần thiết
– Giấy phép, giấy chứng nhận,… mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan)
– Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan.
– Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).

a. Hóa đơn thương mại
Phải có tối thiểu 3 bản sao hóa đơn thương mại. Các hóa đơn cần phải được nhà cung cấp ký tên và bao gồm các chi tiết sau:
– Số nhãn và số thứ tự của bao gói
– Thông tin mô tả về hàng hóa
– Phí bảo hiểm và phí vận chuyển
– Địa điểm và thời gian lập hóa đơn
– Nơi đến và người nhận
– Số hiệu phương tiện vận chuyển
– Số seri giấy phép nhập khẩu
– Các điều kiện của hợp đồng liên quan đến việc xác định giá trị hàng hóa 

b. Hóa đơn vận chuyển (vận đơn)
– Đối với hàng hóa được gửi bằng đường biển, yêu cầu phải có tối thiểu 03 bản vận đơn gốc đã ký và 02 bản sao.
– Đối với hàng hóa được gửi bằng đường hàng không, yêu cầu phải có 01 bản vận đơn gốc và 09 bản sao nhưng không có các điều lệ chặt chẽ áp dụng.
– Nếu số lượng vận chuyển thực tế vượt quá số lượng ghi trong đơn hàng, cần phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được thông báo.
– T
hông tin trong giấy ủy thác của người nhập khẩu thường chỉ mang tính danh nghĩa nhưng phải gồm có tên phương tiện vận chuyển, người nhận trung gian và người nhận cuối cùng, nhãn mác và số seri của thùng hàng, thông tin mô tả hàng hóa gồm toàn bộ khối lượng và kích thước theo hệ mét. 

c. Giấy chứng nhận xuất xứ
– Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do lãnh sự quán Nhật hoặc viên chức ngoại giao tại nơi sản xuất, nơi mua bán hoặc vận chuyển hàng hóa cấp. Các giấy chứng nhận do hải quan, các nước trung gian khác hoặc người có thẩm quyền quyết định cấp có thể được chấp nhận. Giấy chứng nhận phải có chữ ký của người xuất khẩu.
– 
Giấy chứng nhận phải chỉ rõ xuất xứ, nhãn mác và số seri của hàng hóa, thông tin mô tả hàng hóa, số seri của thùng hàng và hàng hóa cần phải được chứng nhận được sản xuất tại nước xuất xứ.
– 
Hàng hóa được ghi trong giấy chứng nhận phải phù hợp với các điều kiện được chấp nhận theo hệ thống giá trị GATT.

d. Phiếu đóng gói
Yêu cầu 2 bản sao, chỉ rõ các thông số của hàng hóa, gồm cả thông tin về trọng lượng và kích thước của mỗi kiện hàng. 

e. Giấy chứng nhận bảo hiểm
– Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được yêu cầu nếu giấy kiểm tra hải quan không có hóa đơn được đề nghị (để xác định giá trị thuế/chất lượng). Trong trường hợp như vậy, các tài liệu khác ghi giá trị vận chuyển, mức phí bảo hiểm và bảng giá v.v. có thể được yêu cầu.
– Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản.
– 
Những mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ các quy trình, quy định, luật của hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn ngạch tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry – METI). Thủ tục nhập khẩu những mặt hàng thuộc loại nguyên liệu, chế biến thô hoặc bán thành phẩm thường thông thoáng và dễ dàng hơn.

Luật pháp thương mại
Hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất. Người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do bán cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Sau đây là một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa: 

Luật trách nhiệm sản phẩm
Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này được ban hành vào tháng 7-1995 để bảo vệ người tiêu dùng. Luật này quy định nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể đòi nhà sản xuất bồi thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.

Luật vệ sinh thực phẩm
Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản. Hàng hóa được phân chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phẩm, các máy móc dùng để chế biến và bảo quản thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị cũng như cho thực phẩm, đồ chơi trẻ em và các chất tẩy rửa dùng cho việc làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể tránh những vi phạm đáng tiếc.

Nhật Bản không áp đặt quy định và luật nào về giá cả và phương thức thanh toán. Nhà xuất khẩu có thể báo giá bằng Đô la Mỹ, Yên Nhật hoặc bất cứ loại tiền nào, tuy nhiên tốt nhất nên báo giá bằng đồng Yên Nhật hoặc Đô la Mỹ . Cách thức báo giá, thanh toán tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa, số lượng và quan hệ giữa hai bên. 

Các luật và quy định liên quan
Một số loại hàng hóa buộc phải tuân thủ các luật và quy định ngoài luật hải quan (Điều 70 Luật hải quan):

1. Luật ngoại thương và ngoại hối
2. Luật và quy định liên quan đến các mặt hàng cấm:
– Luật bảo vệ động thực vật hoang dã
– Luật về vũ khí
– Luật về các chất độc hại
– Luật về dược phẩm
– Luật về các loại phân bón
– Luật bình ổn giá đường
– Luật về các vật, chất gây cháy nổ
– Luật về các chất hóa học và quy trình sản xuất
– Luật về các loại khí nén 

3. Luật và quy định về kiểm dịch
– Luật vệ sinh an toàn thực phẩm
– Luật kiểm dịch thực vật
– Luật về các bệnh lây nhiễm qua động vật
– Luật phòng chống dại

4. Luật và quy định về các chất gây nghiện
– Luật về ma túy gốc gai dầu
– Luật về các loại chất kích thích
– Luật về các chất gây nghiện, chất an thần
– Luật về thuốc phiện

Trong hệ thống hải quan Nhật Bản có một khái niệm riêng gọi là Hozei. Khái niệm này chỉ một khu vực nơi hàng hóa được hưởng một số ưu đãi riêng. Có 5 loại khu vực Hozei:

Những mặt hàng cấm nhập khẩu:
a. Ma tuý, chất kích thích và các chất gây nghiện, các vật dụng phục vụ việc sử dụng các chất trên, các chất tác động tới tâm thần (trừ một số chất theo quy định của Bộ Y tế)(b) Súng cầm tay các loại (súng ngắn, súng trường, súng máy,…), đạn dược và các linh phụ kiện liên quan.
c.  Tiền giả, các giấy tờ chứng khoán giả (cổ phiếu,…), bản mô phỏng tiền kim loại, tiền giấy.
d.  Văn hoá phẩm (sách, tranh, ảnh,…) ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh xã hội, thuần phong mỹ tục.
e. Các vật phẩm, tài liệu vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ. 

2. Chính sách thuế và thuế suất

Hệ thống thuế quan của Nhật Bản được chia theo bốn nhóm chính trên cơ sở hình thức áp dụng bao gồm:

Hệ thống thuế áp dụng phổ cập
Hệ thống thuế áp dụng đối với các quốc gia thành viên WTO: hệ thống thuế áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, áp dụng tạm thời. Riêng với các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam, Nhật Bản có nhiều chính sách ưu đãi hoặc miễn thuế thuộc Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences). 

Hệ thống thuế
Các công ty kinh doanh đang hoạt động ở Nhật sẽ phải chịu các loại thuế bao gồm:
– Thuế hiệp hội chung
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế doanh thu
– Thuế địa phương
– Thuế cư trú

Mức thuế tiêu thụ là 5% áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa ở Nhật bao gồm cả lương thực. Một số khách sạn tính 8 – 10% thuế dịch vụ cho việc hướng dẫn tính thuế cho khách hàng. Các loại thuế rượu được thể hiện trong các khoản mục chi tiết tùy theo chất lượng, được thu như các loại đồ uống cho dù được nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Đối với các mặt hàng được sản xuất trong nước, mức thuế được thu căn cứ trên thuế nhập khẩu thuốc lá.

Thuế xuất nhập khẩu
– Phần lớn thuế xuất nhập khẩu được căn cứ trên hệ thống định giá GATT (xấp xỉ bằng tổng mức trị giá kèm phí bảo hiểm và phí vận tải.
– Nhật Bản có mức thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% đối với đa số các sản phẩm sản xuất công nghiệp.
– Nhật Bản duy trì thuế xuất nhập khẩu và hạn chế đối với một số khoản mục về nông nghiệp liên quan tới các nhà xuất khẩu Việt Nam.
– Các sản phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào Nhật ở một tỷ lệ thấp theo như thông báo (Ngoại trừ tỷ lệ ưu đãi).
– Sự ưu đãi nói chung được chấp nhận đối với các nước đang phát triển.
– Một hệ thống định giá tự động được thiết kế để xác định thuế nhập khẩu cho phép tính toán trước mức thuế mà nhà nhập khẩu phải trả.

3. Quy định về bao gói nhãn mác
– Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa.
– 
Việc đề xuất đóng gói hàng hóa phải được làm rõ với nhà nhập khẩu. Hàng hóa phải được dán nhãn mác theo theo thông lệ thương mại. Thực phẩm sau khi nhập khẩu phải có nhãn đính kèm cho mỗi bao gói, thể hiện chi tiết nội dung bao gồm màu nhân tạo hoặc chất bảo quản, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu và ngày nhập hoặc sản xuất ở Nhật.
– 
Nhiều loại thức ăn và hàng tiêu dùng tùy thuộc vào những yêu cầu về dán nhãn riêng biệt mà nhà nhập khẩu phải được tư vấn về việc dán nhãn bắt buộc.
– Các công ten nơ chứa hàng được đóng hộp, đóng chai, đồ uống ngọt, hàng hóa nhỏ, thức ăn đông lạnh và thức ăn được đóng gói phải được các nhà xuất khẩu dán nhãn mác riêng theo hệ mét, đảm bảo sự yên tâm cho nhà phân phối Nhật Bản. Việc chỉ dẫn sử dụng thuốc liên quan đến hệ thần kinh phải được in ở Nhật.
– Các quy định dán nhãn đặc biệt áp dụng đối với các thiết bị điện, xà phòng, lá nhôm, một số dụng cụ nhà bếp, các chất liệu làm sạch, lắp ráp bệ xí và bồn tắm, đồ đạc sử dụng trong nhà, bình nước nóng và mỹ phẩm.

 4. Vấn đề kiểm dịch động, thực vật
– Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ các vấn đề kiểm dịch động thực vật có ảnh hưởng tới các sản phẩm công nghiệp và việc tiêu thụ các loại thực phẩm sạch và thực phẩm được bảo quản.
– Việc nhập khẩu lương thực cần phải được cấp giấy phép nhập khẩu do Cục Kiểm tra Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ Y tế ban hành. Lương thực cũng có thể phải chịu sự kiểm tra khi nhập khẩu vào Nhật.
– 
Đối với các sản phẩm được nhập khẩu lần đầu, việc mô tả thành phần của sản phẩm và quá trình sản xuất công nghiệp kèm theo cần phải được cung cấp, cùng với các tài liệu khác như giấy chứng nhận y tế từ nước xuất xứ.
– Việc sử dụng các chất cụ thể như các chất phụ gia thực phẩm được quản lý chặt chẽ hoặc nghiêm cấm.
– Dư lượng chất hóa học còn lại trong cây trồng, trong đất hoặc làm ô nhiễm nguồn nước được quản lý rất chặt chẽ.
– Việc nhập khẩu các loại động thực vật và các sản phẩm của chúng phải có sự chứng nhận về y tế được cấp từ người có thẩm quyền phê chuẩn ở nước xuất xứ. Ở Việt Nam loại giấy chứng nhận này được cấp từ Cục Kiểm dịch, Bộ Lâm nghiệp hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
– Từ những quy định kiểm dịch của Nhật, Việt Nam có thể cung cấp chuối xanh, xoài, chanh, dứa, cam và nhiều loại rau (Về cơ bản những thứ đó không có hạt). Gần đây, quất và táo Fuji ở Tasmania đã được chấp nhận cho xuất khẩu tới Nhật.
– Một danh sách các loại rau, quả từ Tasmania có thể được nhập khẩu vào Nhật và hiện tại khi sản phẩm đã được chấp nhận, Tasmania được miễn phí vận chuyển trái cây bằng hàng không.
– 
Trích dẫn tham khảo chính thức về việc nhập khẩu và phân phối các chất gây nghiện tại Nhật được ghi trong điều luật kinh doanh dược phẩm. Các nhà sản xuất và nhập khẩu có ý định sản xuất hoặc nhập khẩu các chất gây nghiện, thiết bị y tế, các loại mỹ phẩm và xà phòng cần nhận được sự phê chuẩn phù hợp với luật kinh doanh dược phẩm.
– Nếu các sản phẩm mỹ phẩm có chứa những thành phần vượt ra ngoài các tiêu chuẩn cấp phép, khi đó bắt buộc phải có sự phê chuẩn của Bộ Y tế Nhật Bản để nhập khẩu các sản phẩm đó.

Các giấy chứng nhận đặc biệt:
– Các loại động thực vật và các sản phẩm của chúng cần phải có giấy chứng nhận y tế do cấp có thẩm quyền phê chuẩn từ nước xuất xứ ban hành.
– Các loại rau quả đông lạnh phải đi kèm theo với một giấy chứng nhận về trạng thái (mẫu E46) thay cho giấy chứng nhận vệ sinh thực vật.
– Thịt cung cấp cho con người đòi hỏi phải có giấy chứng nhận có điều kiện, do cấp có thẩm quyền phê chuẩn ở nước xuất xứ ban hành, chỉ rõ rằng động vật không mắc các bệnh lây nhiễm được xác định trước khi giết mổ và quá trình tiếp theo diễn ra trong điều kiện vệ sinh.
– Việc nhập khẩu lương thực đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu lương thực do Bộ Y tế cấp.
– Các loại đồ uống có chứa cồn có thể phải có giấy chứng nhận về hạn sử dụng.
– Các máy công cụ có thời gian sử dụng dưới một năm phải có giấy chứng nhận về thời gian sản xuất.
– Các thiết bị điện phải phù hợp với luật quản lý thiết bị điện, phải được sự chấp thuận trước khi đưa ra bán ở Nhật.

5. Quyền sở hữu trí tuệ
– Nhật có hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ khá hoàn chỉnh và các hiệp ước liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà Nhật tham gia được áp dụng khá hiệu quả ở đất nước này. Bên cạnh phải tuân thủ các qui định về bản quyền, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp… khi xuất hàng sang Nhật, các DN Việt Nam cũng cần chú ý đến việc bảo vệ chính mình.
– Doanh nghiệp cùng với hàng hóa của mình luôn được pháp luật bảo vệ nếu như họ tuân thủ các qui định sở hữu trí tuệ. Đăng ký quyền sở hữu của mình và không vi phạm quyền sở hữu của DN khác chính là cách tốt nhất để thành công ở thị trường này. Nếu không đăng ký thì hậu quả khó lường.
– Có ít nhất hai khả năng xảy ra đối với một thương hiệu xuất vào Nhật Bản nếu không đăng ký bảo hộ: đó là hàng giả và mất thương hiệu. Khi hàng hóa nhập khẩu nào đó bán chạy trên thị trường lập tức sẽ tạo cơ hội cho hàng giả. Nếu hàng có thương hiệu nổi tiếng thì việc làm giả xảy ra nhanh chóng. Trong trường hợp này doanh nghiệp xuất khẩu khó khiếu kiện với cơ quan bảo hộ sản phẩm của Nhật Bản vì họ không có căn cứ để xác định quyền sở hữu đó thuộc về DN xuất khẩu nếu họ chưa đăng ký.
– Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đối phó với trường hợp này bằng việc áp dụng luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật. Và để thành công với giải pháp này, doanh nghiệp phải chứng minh được hai yếu tố, một là thương hiệu của mình thuộc loại mạnh và hai là được nhiều người tiêu dùng biết đến. Công việc này quả là không phải DN nào cũng có thể dễ dàng làm được.
– Rủi ro thứ hai nếu không thực hiện đăng ký là mất quyền sở hữu
– Khi một sản phẩm bị khiếu kiện là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp… đã được xác lập ở Nhật Bản thì sản phẩm đó sẽ bị hải quan không cho nhập khẩu vào quốc gia này để tiến hành thủ tục thẩm định.
– Theo chuyên gia Nhật Bản, các cơ quan chức năng của Nhật tiến hành thẩm định trong vòng 1 tháng để xác định sản phẩm nhập khẩu có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không. Nếu kết luận là có, thì hàng hóa bị cấm nhập vào Nhật. Còn đã qua được hải quan, hàng hóa vi phạm sẽ bị tịch thu và tiêu hủy; ngoài ra người nhập khẩu còn phải bồi thường. Nhà nhập khẩu có 2 tháng sau khi có kết luận vi phạm để tự xử lý hàng hóa vi phạm như xé bỏ nhãn vi phạm…, nếu không thực hiện thì cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ làm.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Thị trường Nhật Bản”, vui lòng nhấn vào đây]

(Theo Vietrade – 2011)

Bình luận hay chia sẻ thông tin