Sự kết hợp thần kì của rong biển và giấy trong thiết kế đồ nội thất

Tháng Một 18 03:56 2015

Nhà thiết kế Jonas Edvard và Nikolaj Steenfatt đã sử dụng một loại chất liệu đặc biệt kết hợp rong biển và giấy để tạo nên một chiếc ghế độc đáo và bộ sưu tập đèn trần.

Để có được chất liệu đặc biệt này Jonas Edvard và Nikolaj Steenfatt tiến hành thu hoạch rong biển từ các bờ biển của Đan Mạch, đem phơi khô và nghiền nát thành bột rồi nấu thành một loại keo dính bền chắc – một loại polymer thường tìm thấy ở tảo nâu.

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-01

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-05

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-09Sự kết hợp của rong biển và giấy tạo nên một chất liệu chắc chắn nên đã được sử dụng để đúc thành các sản phẩm của bộ sưu tập Terroir.

Khi nhìn thấy các sản phẩm này mọi người ngay lập tức cảm nhận một hương thơm dịu nhẹ tinh khiết như một làn không khí trong lành. Ngay sau đó, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên khi nhận ra rằng: một thứ có mùi khó chịu và vô dụng như rong biển lại có thể tạo nên các sản phẩm nội thất tinh tế, bền đẹp như thế.

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-02

[animated_button align=”center” animation=”swing” color=”blue” size=”small” text=”Mặt bàn cao cấp Werzalit dành cho nhà hàng và quán cà phê” target=”_blank” url=”http://www.nhadep.net/tag/werzalit/”]

Chiếc ghế được làm hoàn toàn từ tảo thạch y – loại tảo nâu phổ biến thường được tìm thấy ở các bờ đá ven biển – và giấy, ngoài ra không có một chất keo dính nào bên trong, bên cạnh đó chân ghế được làm từ gỗ tần bì.

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-03

Rong biển chứa hàm lượng muối cao có tác dụng như chất bảo quản và chất chống cháy tự nhiên. Bên cạnh đó, loại nguyên liệu này cũng có thể tái sử dụng làm các đồ vật khác hay tái chế làm phân bón vì chúng chứa nhiều nito, magie, iot và canxi.

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-04Những chiếc đèn có kích thước đường kính 18cm và 25cm

Niềm cảm hứng với rong biển của các nhà thiết kế xuất phát từ việc họ gặp chúng khi đi dạo dọc bờ biển hay đi bơi, rong biển như một vật cản nhưng khi tràn vào bờ và khô lại thì trở nên cứng và chắc.

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-06

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-07

Các nhà thiết kế vẫn đang tiến hành các thử nghiệm với rong biển và các loại tảo khác. Gần đây, rong biển được sử dụng làm sơn phủ kiến trúc hay chao đèn trong khi tảo được sử dụng như một nguyên liệu cơ bản tạo ra sợi cho thảm dệt và nhuộm màu cho hàng dệt may. Hơn thế, tảo thậm chí còn trở thành một loại nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các tòa nhà.

su-ket-hop-than-ki-cua-rong-bien-va-giay-08

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Ghế”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo Dezeen)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: