Các loại vật liệu thường sử dụng trong sản xuất đồ gỗ (Phần 1)

Tháng Bảy 18 03:56 2018

Tìm hiểu các loại gỗ

Cách đơn giản nhất để mô tả một mảnh gỗ là cho biết nó thuộc dạng gỗ mềm hay gỗ cứng. Đồ gỗ cứng thuộc dòng cây ra hoa và gỗ mềm thuộc dòng cây lá kim. Nhìn chung, họ gỗ cứng có giá trị cao hơn họ gỗ mềm bởi vì chúng hiếm có hơn. Ngoài ra, biện pháp xác định gỗ thiết thực hơn nữa chính là xem xét màu sắc và thớ gỗ.

Gỗ cứng có tế bào hình ống gọi là mạch ống với những lỗ nhỏ có thể nhìn thấy trên bề mặt gỗ. Nếu những tế bào này lớn thì cấu trúc của gỗ sẽ hơi thô ráp hoặc tơi, do đó cần có chất trám để làm nhẵn bề mặt. Nếu tế bào nhỏ thì cấu trúc của gỗ sẽ nhẵn, những loại gỗ này được mô tả là loại hạt mịn, không cần phải trám. Gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ tần bì, gụ, gỗ hồng, và gỗ tếch đều là những loại gỗ tơi còn gỗ dẻ, gỗ bạch dương, gỗ thích, gỗ anh đào, gỗ satin, gỗ bạch đàn và gỗ cây dương là loại hạt mịn. Gỗ mềm không có tế bào mạch ống nhưng để phục vụ nhu cầu thực tiễn thì người ta không chọn theo độ cứng mà theo tiêu chuẩn hạt mịn. Mỗi loại có màu sắc và thớ gỗ đặc thù và mặc dù mỗi cái cây đều có nét riêng khác biệt thì tất cả những đặc điểm trên đều có thể dùng để nhận diện loại gỗ.

Gỗ sản xuất đồ nội thất có thể được lựa chọn hoặc mang giá trị cao tùy vào màu sắc và thớ gỗ. Gỗ cứng thường có thớ đặc hơn và cấu trúc tốt hơn gỗ mềm có những loại không chỉ có thớ gỗ đặc mà còn có màu sắc và cấu trúc đẹp. Gỗ có cấu trúc đặc biệt thường giá trị hơn những loại gỗ có cấu trúc dịu nhẹ hoặc không đặc biệt, và những loại gỗ có thớ kém hơn thì thường được nhuộm màu để làm đẹp thêm.

Gỗ tự nhiên

Các loại gỗ thường được dùng trong sản xuất là gỗ Sồi (Oak), gỗ Tần bì (Ash), gỗ Óc chó (Walnut)…Các bạn có thể tìm hiểu đặc tính và ứng dụng của những loại gỗ này qua các loạt bài trước của nhadep.net như “Các loại gỗ mềm thông dụng”, “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam” và “Các chủng loại gỗ cứng của Hoa Kỳ”.

Ván lạng

Ván lạng hay còn gọi là Veneer, là những lớp gỗ được lạng (bóc) từ gỗ tự nhiên theo phương pháp cắt bóc ly tâm (rotery) hoặc cắt bóc thẳng (slice) thành những lát dày từ 0.3mm đến 0.6mm, rộng tuỳ theo loại gỗ khoảng 180mm, dài khoảng 240mm. Sau khi được cắt (bóc), chúng được phơi, sấy khô và lưu trữ, sẵn sàng cho quá trình sản xuất.

Một vài loại ván lạng

Bằng các kỹ thuật dán keo, ép (nguội hoặc nóng) lên bề mặt các loại ván (PB, MDF…) sẽ cho thành phẩm là ván veneer, sử dụng là nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm nội thất, cửa gỗ, ván ép…

Veneer được phân làm nhiều loại theo mục đích sử dụng, phổ biến là veneer lõi (core veneer), veneer mặt (face veneer) và veneer trang trí (decorative veneer).

Veneer lõi

Veneer mặt

Tại Việt Nam, ván mặt thường làm từ gỗ Dầu (Keruing), Bồ Đề (Styrax), gỗ tạp rừng: Trám, Xoan Đào, Vạng Trứng, Ràng Ràng…(Canarium, Pygeum, White Milkwood, Ormosia…).

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ nguyên liệu”, vui lòng nhấn vào đây].

 

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: