Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam (Phần 12)

Tháng Bảy 18 03:54 2018

Các bạn đang xem phần 12 của loạt bài “Các loài gỗ ít được biết đến của Việt Nam”, để xem phần  11 vui lòng nhấn vào đây.

Thông nàng, Thông lông gà

Thông nàng, Thông lông gà (tên khoa học Podocarpus imbricatus) thuộc họ Podocarpaceae, phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở các khu vực núi cao miền Bắc và Tây Nguyên, tại các rừng ẩm núi cao từ 700 – 2000m, thường mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng. Phân bố của loài rất thưa thớt, không tìm thấy cây mọc thành đám. Tái sinh tự nhiên chủ yếu ở chỗ trống, ven đường đi. Khả năng gây trồng khó và sinh trưởng chậm.

(Ảnh minh họa)

Cây gỗ lớn, cao 40 – 45m, đường kính có thể tới 100cm. Gốc có bạnh vè nhỏ. Vỏ bong mảng, mới đẽo rớt nhựa đỏ. Tán hình trứng trong hoặc gần hình cầu, cành dài xòe rộng, cành phía dưới thường rủ, cành mang quả hơi vuông cạnh.

Gỗ lõi màu nâu vàng, vàng, hồng. Gỗ dác màu trắng vàng và thường không phân biệt rõ với gỗ lõi. Thớ gỗ thẳng. Mặt gỗ mịn và khá đồng nhất

Tính chất cơ học

Gỗ Thông nàng không bền tự nhiên, dễ bị mối, mọt nước, xén tóc và hà biển phá hoại.

Khả năng gia công

Thông nàng được khai thác để làm ván lạng, thùng và bồn, xây dựng tạm, sàn, đồ mộc, chạm khắc. Tuy không thuộc loại gỗ bền, tốt nhưng đẹp và hiếm nên Thông nàng vẫn được ưa dùng.

[Để xem các bài viết khác có cùng chủ đề “Gỗ Việt Nam”, vui lòng nhấn vào đây]

 

(Theo Giz và WWF/ Hình ảnh được sưu tầm)

(Còn tiếp)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Từ khóa của bài viết:
  Chủ đề của bài viết: